13:27 EDT Chủ nhật, 28/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Hoạt động các địa phương » huyện Hương Sơn


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Hương Sơn nâng cao chất lượng các sản phẩm OCOP

Thứ hai - 13/01/2020 02:01
Là địa phương có nhiều sản phẩm có lợi thế như: Mật ong, hươu, chè, cam chanh, cam bù... những năm qua, Hương Sơn đã tập trung hình thành chuỗi liên kết từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm, từng bước hình thành các sản phẩm chất lượng uy tín trên thị trường và đang hướng các sản phẩm theo chương trình OCOP.

Dây chuyền sản xuất của Hợp tác xã mật ong Cường Nga

Với 9 thành viên và liên kết với hàng chục hộ dân nuôi ong lấy mật trên địa bàn, Hợp tác xã mật ong Cường Nga ở xã Quang Diệm, huyện Hương Sơn đã tập trung sản xuất, hình thành sản phẩm chất lượng theo chương trình OCOP. Cùng với đảm bảo chất lượng đầu vào, Hợp tác xã đã đầu tư hơn 600 triệu đồng lắp đặt máy tinh chế mật ong công nghệ Nhật Bản cho sản phẩm đảm bảo chất lượng, không bị bồi lắng, không lên men trong quá trình bảo quản.

Mô hình nuôi ong lấy mật của gia đình ông Lê Thái Quang 

Là một trong những hộ dân liên kết với Hợp tác xã mật ong Cường Nga, ông Lê Thái Quang vui mừng khi sản phẩm mật ong của gia đình đã được bao tiêu toàn bộ sản phẩm, bởi trước đây gia đình ông chủ yếu bán qua thương lái, giá cả bấp bênh, tiêu thụ không ổn định.

Mật ong, hươu, cam, chè là những sản phẩm được người dân huyện Hương Sơn sản xuất với số lượng khá lớn. Vì vậy, để tạo sự phát triển bền vững, ngoài hướng các hộ sản xuất theo quy trình Vietgap, sạch, an toàn, huyện Hương Sơn còn tập trung khuyến khích xây dựng chuỗi liên kết từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm. Theo đó, nhiều doanh nghiệp, nhiều hộ gia đình đã tiên phong đầu tư xây dựng mô hình chế biến đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, từng bước hình thành các sản phẩm OCOP.

Dây chuyền sản xuất và chế biến Nhung Hươu

Để nâng cao giá trị các sản phẩm, việc nhân rộng các chuỗi liên kết sản xuất đã và đang là hướng đi đúng của huyện Hương Sơn, nhất là những sản phẩm tham gia chương trình OCOP được địa phương lựa chọn khá chặt chẽ, đảm bảo các tiêu chuẩn của chương trình, khẳng định thương hiệu của địa phương miền núi Hương Sơn./.  

 
Theo Hà Vân/hatinhtv.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: sản phẩm

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 307

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 304


Hôm nayHôm nay : 68415

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1202946

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60211269