11:44 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Hoạt động các địa phương » huyện Hương Sơn


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kiên trung người lính nhà giàn

Thứ hai - 14/01/2013 01:46
Với niềm đam mê, nhiệt huyết tuổi trẻ, chàng thanh niên Lê Ngọc Chung đến từ huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh), đã tình nguyện lên đường làm nhiệm vụ, bảo vệ chủ quyền, biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Hiện anh đang là Chính trị viên của lính nhà giàn DK1/20, bảo vệ thềm lục địa phía Nam của Tổ quốc.
 

 
Chính trị viên Lê Ngọc Chung tại đơn vị 
 
Nuôi ý chí bằng thơ
 
Khi được hỏi về cuộc sống, công việc tại nhà giàn DK1/20, Chính trị viên Lê Ngọc Chung chậm rãi đọc cho chúng tôi nghe bài thơ do chính anh sáng tác. Bài thơ có tựa đề "Thư gửi em” đã được nhạc sỹ Hồng Sơn phổ nhạc. Trong bài thơ có đoạn viết: "Lá thư đầu anh viết tặng cho em/Là lá thư anh kể về đơn vị/Cuộc sống nơi đây tháng ngày dài thế kỷ/Sáng, trưa, chiều, tối chỉ từng ấy bước chân/Đồng đội anh những đứa mình trần/Chân không dép vẫn vui cười sớm tối/Họ là những anh hùng trong thời kì mới/Nhận hi sinh cho Tổ quốc thanh bình...”. 
 
Sóng nước mênh mông luôn chứa đựng bao điều dữ dội. Vì thế, "sự kiện” nhà giàn 2A/DK1-6 Phúc Nguyên bị đổ, làm Trạm trưởng Vũ Quang Chương cùng hai cán bộ, chiến sĩ hy sinh năm 1998 và những gian khổ, hi sinh mà cán bộ, chiến sĩ nhà giàn hiện nay đang chịu đựng cũng được tác giả lồng vào bài thơ: "Anh kể em nghe những trận cuồng phong/Biển giận dữ hung tàn quá đỗi/Những con sóng bạc đầu làm sao em hiểu nổi/Như muốn nhấn chìm tất cả xuống đại dương... Giữa sóng biển hung tàn em có thấy/Những con người nhỏ bé vẫn trung kiên/Cũng chính từ nơi đây bao thế hệ đã hy sinh/Các anh ngã xuống khi tuổi đời còn quá trẻ/Dâng tuổi xuân cho muôn trùng sóng bể/Thân thể các anh hòa với đại dương...”. 
 
Nhiều người cho rằng, hành trang lớn nhất tạo nên sự thi vị trong cuộc sống của người lính chính là tâm hồn của họ được ươm mầm qua những trang thơ. Bởi những bài thơ của họ thường được viết trong những hoàn cảnh đặc biệt, ở một địa điểm đặc biệt như anh lính nhà giàn Lê Ngọc Chung cùng đồng đội đang trải nghiệm.   
 
Chính trị viên Lê Ngọc Chung tâm sự, nhọc nhằn, vất vả là thế nhưng những người lính nhà giàn nói chung và nhà giàn DK1/20 nói riêng vẫn một lòng trung kiên, bám trụ nơi đầu sóng, ngọn gió để bảo vệ chủ quyền, biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. "Tôi rất xúc động khi bài thơ này hiện đang được nhiều chiến sỹ trẻ nhà giàn ghi lại trong cuốn sổ tay và trở thành hành trang của họ. Tôi cũng vừa sáng tác xong bài hát Lính DK1 cũng được anh em, chiến sỹ nhà giàn rất tâm đắc”, Chung hào hứng chia sẻ. 
 
Đánh thức trách nhiệm tuổi trẻ
 
5 năm trước, Chung chính thức đứng vào hàng ngũ của Đảng Cộng sản Việt Nam khi đang học tại Học viện Chính trị quân sự. "Đó là sự công nhận của tổ chức đối với sự trưởng thành của tôi. Sau niềm vui là sự ý thức về trách nhiệm bản thân. Tôi phải nỗ lực thật nhiều để xứng đáng hơn với niềm tin của Đảng”, Chung nói.
 
Trong câu chuyện với chúng tôi, Chung bật mí: Lúc đầu tôi đăng ký hồ sơ thi vào Học viện Báo chí và tuyên truyền. Nhưng với truyền thống của gia đình, bố tham gia kháng chiến chống Mỹ, mẹ là thanh niên xung phong, anh trai cả làm việc tại khu quản lý DK1 đã làm tôi "chuyển hướng”. Tôi quyết định tiếp bước truyền thống của gia đình. "Sự nghiệp bảo vệ đất nước không chỉ trong thời chiến mà còn là nhiệm vụ trong thời bình, không chỉ của thế hệ trước mà còn là của mình và của cả tuổi trẻ hôm nay, ngày mai”, Chung lý giải cho sự "chuyển hướng” của mình một cách giản dị. 
 
Mặc dù vậy, khi ra biển lớn, chàng trai trẻ vẫn không khỏi ngợp trước những gì mình sẽ phải trải qua. Chung chia sẻ, trước khi ra nhà giàn, mặc dù đã được các anh, các chú "khắc họa” cuộc sống của người lính biển nhưng ra đến nơi tôi vẫn không khỏi thấm thía về cuộc sống khó khăn, thiếu thốn, cũng như sự khắc nghiệt của thiên nhiên trước trùng dương lộng gió. Nhưng cũng chính ngày đầu tiên ấy, khi đứng trước biển tôi có suy nghĩ: Có những chiến sỹ cả đời đã gắn bó với nhà giàn và ai cũng chịu được gian khó thì một người trẻ tuổi như mình sao lại nản lòng? Suy nghĩ đó đã khiến tôi vững vàng hơn và dần vượt qua những khó khăn, thử thách bằng ý chí, bản lĩnh của một người lính trẻ. 
 
Trở thành Chính trị viên nhà giàn DK1/20 khi vừa tròn 24 tuổi, nhà giàn đầu tiên anh ra công tác. Dù đứng ở một cương vị lãnh đạo quan trọng nhưng Thiếu úy Lê Ngọc Chung vẫn luôn có những sáng tạo trong công việc. Ngay việc viết giáo án chính trị anh cũng luôn đảm bảo 4 tiêu chí như: quán (quán triệt quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng), giáo (giáo dục về mục tiêu, lý tưởng, nhiệm vụ của đơn vị), xây (xây dựng nhân cách, phẩm chất, bản lĩnh chính trị), chống (chống tư tưởng lệch lạc, sai trái). 
 
Theo Thiếu úy Lê Ngọc Chung, giáo án quân đội vốn rất khô cứng nên nếu chỉ tuyên truyền theo phương thức cũ sẽ rất khó cho anh em nhà giàn hình dung, tiếp cận. "Vì thế, việc tuân thủ nguyên tắc vẫn được giữ nguyên nhưng bên cạnh đó tôi cũng có sự liên hệ thực tế thông qua những ví dụ cụ thể để các chiến sỹ nhà giàn dễ hiểu, dễ nhớ. Những bài thơ, câu hát được "nảy nở” từ chính công việc của những người lính biển. Với cách làm việc không áp đặt, không rập khuôn, thân thiện, gần gũi nhưng vẫn đúng theo điều lệnh của quân đội và rất thuyết phục”…, Chính trị viên Lê Ngọc Chung khẳng định. 
 
Cuộc gặp gỡ chóng vánh với Chung đã để lại trong tôi bao suy nghĩ về một thế hệ người trẻ dám nghĩ, dám sống. Như một câu nhắn nhủ của Chung: Tuổi trẻ thì phải rèn đức, luyện tài, không ngừng nâng cao bản lĩnh chính trị để cùng nhau xây dựng đất nước, đem lại bình yên cho mỗi khu dân cư...
Nhã Phương
Theo daidoanket.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 196


Hôm nayHôm nay : 53952

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1004981

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72687690