Tháng 3/1986, khi đang là công nhân Lâm trường Hương Sơn, dù thuộc diện được miễn thực hiện nghĩa vụ quân sự, nhưng Nguyễn Văn Sơn vẫn tình nguyện lên đường nhập ngũ và được biên chế vào Lữ đoàn 245 Binh đoàn 12.
Sau 3 năm rèn luyện trong quân ngũ, ông được cấp trên cho đi đào tạo sĩ quan để phục vụ lâu dài trong quân đội nhưng vì sức khỏe không đảm bảo nên xin phục viên về quê sinh sống và tiếp tục làm công nhân tại đơn vị cũ. Đến năm 1993, ông Sơn xin nghỉ hưu sớm và nhận khoán 27 ha rừng để bảo vệ và phát triển rừng trồng.
Sau 27 năm nhận trồng, chăm sóc, bảo vệ, đến nay ông Sơn Đang sở hữu 22 ha rừng gỗ lim, dổi cỡ lớn, trị giá hàng chục tỷ đồng...
Ông Trần Văn Sơn chia sẻ: “10 năm sau ngày nghỉ hưu, vợ chồng chúng tôi luôn bám trụ với vườn đồi, mở trang trại nuôi cá, hươu, bò, gà, vịt và trồng rừng. Đến năm 2013, Đảng và Nhà nước có chủ trương phát triển kinh tế, gia đình tôi đã dốc hết toàn lực, đăng ký nhận làm mô hình chăn nuôi lợn thương phẩm.
Để xây dựng được mô hình nuôi lợn, ngoài tất cả vốn liếng tích góp, tôi vay mượn thêm để làm mặt bằng, chuồng trại nuôi lợn quy mô 1.000 con/lứa. Nhờ tích cực ứng dụng KHKT, liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp nên mỗi năm trang trại xuất chuồng 4 lứa, cho lãi ròng từ 270-290 triệu đồng/lứa; riêng lứa mới xuất chuồng gần đây cho thu nhập gần 400 triệu đồng”.
Ông Trần Văn Sơn là một trong những người tiên phong trong nuôi lợn thương phẩm
Cùng với chăn nuôi lợn, gia đình gia đình ông Sơn còn nuôi trâu bò, thả gà đồi, đào ao nuôi cá... mỗi năm thu nhập trên 100 triệu đồng. Đáng nói là, hiện nay trong vườn đồi nhà ông đang có 350 gốc bưởi Hồng Quang Tiến đã cho mùa quả thứ 3, bình quân mỗi gốc thu hoạch 1 triệu đồng/vụ; 150 gốc cam bù đang cho quả bói, thu hàng chục triệu đồng...
Đặc biệt, ngoài 3ha keo lá tràm mỗi chu kỳ (4-5 năm) mang về nguồn thu khoảng 180 triệu đồng thì trong diện tích rừng ông nhận giao khoán có 22 ha rừng trồng cây gỗ lớn bản địa lâu năm, chủ yếu là lim và dổi. Theo ước tính, khu rừng cây bản địa này trị giá lên đến hàng chục tỷ đồng.
Gia đình ông Sơn còn thu nhập khoảng gần 400 triệu đồng từ cây ăn quả
Với những gì đang có, mỗi năm mô hình kinh tế tổng hợp của ông Trần Văn Sơn đạt doanh thu khoảng 1,8 tỷ đồng/năm (chưa tính 22ha rừng gỗ quý), sau khi trừ nhân công và các chi phí sản xuất còn lợi nhuận ròng khoảng 1,4 tỷ đồng/năm.
Mô hình của ông không chỉ tạo công ăn việc làm cho 3 lao động thường xuyên, 4-5 lao động thời vụ tại địa phương mà còn sản xuất nhiều sản phẩm tươi, sạch đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ông Sơn phấn khởi khoe khu rừng trị giá hàng chục tỷ đồng của gia đình
Ông Trần Văn Hải - Chủ tịch UBND xã Sơn Kim 1 nhận xét: “Ông Trần Văn Sơn là một người đầu tàu, gương mẫu nhất xã trong làm ăn kinh tế ở địa phương. Mô hình kinh tế của ông cũng là một trong những mô hình lớn nhất huyện.
Ông Sơn đã nhiều lần được các cấp từ tỉnh đến xã tôn vinh qua các hội nghị sản xuất giỏi, các mô hình điển hình tiên tiến. Khu trang trại của ông là địa chỉ tham quan thường xuyên của các đoàn khách trong và ngoài tỉnh, được nhiều người đến tìm hiểu để làm theo...”
Theo Thảo Nhơn/baohatinh.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn