11:36 EST Thứ hai, 23/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Hoạt động các địa phương » huyện Hương Sơn


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Trở lại Hương Sơn

Thứ tư - 12/02/2014 02:46
Trận lũ tháng 10/2013, Hương Sơn là huyện chịu thiệt hại nặng nề nhất với 100% xã, thị trấn bị ngập, thiệt hại lên đến hàng trăm tỷ đồng. Song, cùng với sự giúp đỡ của các cấp, ngành, các tổ chức, cá nhân khác trên mọi miền, người dân Hương Sơn đã nhanh chóng gây dựng lại cuộc sống no ấm, hạnh phúc...

Làng Chè hồi sinh kỳ diệu sau lũ quét
Làng Chè (Sơn Kim 2) hồi sinh sau lũ quét

Trong cái se lạnh những ngày đầu xuân mới, chúng tôi có dịp trở lại Hương Sơn để tìm hiểu cuộc sống của người dân nơi đây khi cách đây chưa lâu bị hoang tàn do lũ phá. Hai bên quốc lộ 8A sau trận lũ còn bạc phếch, nay là một màu xanh ngút ngàn của những ruộng ngô, ruộng khoai và các loại rau màu đang chờ ngày thu hoạch. Đi sâu vào các làng, xã, những công trình, đường sá sạt lở, hư hỏng, nay đã được sửa sang lại đàng hoàng. Trong tất thảy thôn xóm, đàn hươu, đàn trâu bò, lợn gà… đang hồi sinh. Cuộc sống mới, hơi thở mới đang hiện hữu nơi tâm lũ Hương Sơn mang theo dự cảm ấm no của một mùa xuân tươi đẹp…

Từ tiềm năng đất đai, Hương Sơn xác định: mặt trận nông nghiệp vừa là chiến lược, vừa là nền tảng để thúc đẩy công nghiệp và thương mại, dịch vụ phát triển. Với truyền thống trồng trọt, chăn nuôi lâu đời, người dân Hương Sơn đã linh hoạt lựa chọn cơ cấu cây trồng phù hợp với chất đất, thích ứng với khí hậu, vật nuôi phù hợp với khả năng vốn liếng và đầu ra. Hương Sơn được cả nước biết tới các loài cây ăn quả vừa có chất lượng thơm ngon nổi tiếng, vừa có sản lượng thu hoạch lớn như cam, chanh, bưởi, mít, chuối…; đặc biệt là sản phẩm cam bù. Ngoài các loại cây ăn quả thì chè - loại cây công nghiệp mang tính phát triển bền vững, lâu dài đang được quy hoạch mở rộng tại các xã: Sơn Tây, Sơn Kim 1, Sơn Kim 2.

Sau 20 năm đổi mới, huyện Hương Sơn đã tạo ra những bước đột phá về cây trồng. Nhờ nắm được thông tin về các điển hình nhiều nơi trong cả nước cũng như tham quan, học tập kinh nghiệm và chính sách thông thoáng, sự khuyến khích của chính quyền địa phương, Hương Sơn đã đi từ làm ăn manh mún, nhỏ lẻ đến phát triển khá quy mô lĩnh vực “trồng trọt kết hợp với chăn nuôi”. Nhiều mô hình trồng cam bù tại các xã Sơn Thọ, Sơn Mai, Sơn Thủy, Sơn Trường… cho lợi nhuận mỗi năm 300 - 500 triệu đồng. Các hộ nhận khoán đất rừng, để trồng keo 20-30 ha trong những năm gần đây, không chỉ làm đẹp cảnh quan và môi trường sinh thái mà còn tăng thêm nguồn thu nhập đáng kể.

Năm 2013, phong trào phát triển cây ăn quả, chè công nghiệp có bước chuyển biến mạnh. Các địa phương đã trồng mới trên 120 ha cây ăn quả (riêng cam 105 ha), sản lượng quả đạt 15.275 tấn; chè công nghiệp 325 ha, trong đó trồng mới 30 ha, sản lượng búp tươi 4.320 tấn; trồng 700 ha rừng tập trung, 106 ha cao su, đưa tổng diện tích cao su toàn huyện lên 650 ha, chủ yếu tại các xã Sơn Hồng, Sơn Thủy, Sơn Mai.

Trở lại Hương Sơn
Cam bù - cây đặc sản của Hương Sơn. Ảnh: Đậu Bình

Cùng với trồng trọt, Hương Sơn là một trong những đơn vị đứng đầu của tỉnh về lĩnh vực chăn nuôi. Đặc biệt, nuôi hươu là nghề truyền thống hàng trăm năm nay ở Hương Sơn. Hươu bây giờ là vật nuôi chủ lực của huyện. Toàn huyện có tổng đàn lên đến 30.500 con. Năm 2013, thu hoạch 8,2 tấn nhung và 10.000 con hươu giống, trị giá gần 150 tỷ đồng. Nhiều gia đình đang trở nên giàu có nhờ nuôi hươu theo mô hình trang trại quy mô lớn. Số hộ có đàn hươu 10-50 con ở Hương Sơn bây giờ đếm không xuể. Các mô hình 50 con, tuy mới nuôi vài năm nay, nhưng đều cho thu nhập trên 300 triệu đồng/năm. Bên cạnh nghề nuôi hươu, Hương Sơn còn tập trung phát triển mạnh nuôi trâu bò, lợn, gà… Đàn trâu bò hiện có 31.500 con, đàn lợn 31.700 con, gia cầm 348.000 con… đưa lại nguồn thu nhập đáng kể cho nhân dân; góp phần xóa đói giảm nghèo hiệu quả cho địa phương.

Bài học kinh nghiệm về thành công trong chăn nuôi, trồng trọt ở Hương Sơn là khuyến khích nhân dân tích cực tham gia trồng trọt, chăn nuôi bằng những cơ chế, chính sách phù hợp chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Địa phương tạo điều kiện hỗ trợ về vốn, vật nuôi, cây giống, tư vấn tốt về nghiệp vụ kỹ thuật. Ngân hàng tạo điều kiện cho các hộ nghèo vay vốn với lãi suất ưu đãi… Bảo toàn sản phẩm, nhạy bén tìm kiếm đầu ra trong từng cá nhân, để tái tạo và phát triển vốn… Đảm bảo về công tác an ninh và môi trường cho mọi người tự tin trong sản xuất.

Thiên tai khốc liệt nhưng sức vươn của con người là bất diệt. Mới cảnh hoang tàn cách đây chưa lâu, nay từ đồng ruộng đến vườn đồi Hương Sơn đang căng tràn một màu no ấm. Trong các trang trại và ô chuồng chăn nuôi, đàn hươu vàng cũng đang đua nhau dâng đời những cặp nhung hồng tươi đầy sức sống… Những gam màu tươi sáng ấy đang hiện hữu trên đất trời Hương Sơn.

Theo baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 227


Hôm nayHôm nay : 53598

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1004627

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72687336