19:33 EDT Thứ tư, 01/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Hoạt động các địa phương » huyện Hương Sơn


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Vui Xuân – tham gia Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông

Thứ bảy - 04/02/2017 07:56
Lễ hội Hải Thượng lãn ông Lê Hữu Trác do Nhân dân Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh sáng tạo ra để ghi nhớ công ơn Đại danh y Hải Thượng lãn ông Lê Hữu Trác – Một tài năng đã có công to lớn đối với dân, với nước, với nền y học nước nhà.
Rước bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội Hải thượng

Rước bằng công nhận di sản văn hóa phi vật thể Lễ hội Hải thượng

Đại danh y Hải thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác được sinh ra trong một gia đình danh gia vọng tộc, tên tuổi của ông được nhắc đến như một bậc đại danh y tài năng xuất chúng, hết lòng thương yêu người bệnh, một nhân cách cao thượng, một nhà tư tưởng, nhà thơ, nhà văn nổi tiếng của dân tộc thế kỷ XVIII. Ông mất vào ngày Rằm, tháng Giêng, năm Tân hợi 1791 hưởng thọ 71 tuổi.

Ngay sau khi ông mất, từ ngày giỗ đầu tiên của ông, Nhân dân trong vùng đã tự nguyện tổ chức dâng hương tại mộ; cúng tại nhà thờ; cầu siêu, cầu an tại chùa để tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến công lao của ông cho quê hương, đất nước. Với các hoạt động diễn xướng dân gian, thắp hương tưởng niệm vừa để ghi nhớ công ơn của Đại danh y, vừa là để cầu chúc cho gia đình luôn được mạnh khỏe, bình an, may mắn, mùa màng bội thu và cùng nhau tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao. Trải qua thời gian, Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông ngày càng được Nhân dân vun đắp, nhưng có một thời gian, do ảnh hưởng của tư tưởng cực đoan, xem lễ hội là một hoạt động mê tín dị đoan nên Lễ hội Hải Thượng Lãn Ông cũng đã phải trải qua những bước thăng trầm. Tuy vậy, lễ hội vẫn được con cháu dòng họ, bà con và các tăng ni, phật tử trong vùng bảo tồn, gìn giữ, nhất là sau khi Khu lưu niệm Đại danh y được xếp hạng là di tích Lịch sử - Văn hóa cấp quốc gia thì lễ hội ngày càng phát triển về cả quy mô, nội dung và hình thức thể hiện.

Lễ hội truyền thống Hải Thượng Lãn ông gồm phần lễ và phần hội.

Phần lễ gồm: Lễ dâng hương tưởng niệm tại Khu mộ . Nghi lễ này được  thực hiện theo truyền thống của dân tộc và phong tục tập quán của địa phương. Lễ vật được bày biện đơn giản gồm: hương, rượu, hoa quả. Những năm gần đây, nhiều quan khách đã về đây tưởng niệm Đại danh y và tham dự lễ hội nên thường có thêm các lẵng hoa tươi có ghi dòng chữ kính dâng của đảng, nhà nước, chính quyền các cấp và ngành Y tế …Bên cạnh đó, bà con Nhân dân và các đạo hữu gần xa đã mang thêm nhiều hương, hoa, lễ vật đến dâng viếng cụ tại khu mộ và nhà thờ.

Lễ cúng ngày kỵ: Được diễn ra tại nhà thờ của Lê Hữu Trác ở xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn. Nghi lễ được tổ chức theo nghi lễ truyền thống, lễ vật có đủ các loại hương, nến, hoa quả, trầu cau, nước, xôi, gà, rượu, tiền vàng; mấy năm gần đây Công ty TNHH Quý Gia đã nấu chiếc bánh chưng to hoặc oản có trọng lượng bằng con số năm mất của cụ để làm lễ cúng ngày kỵ Việc cúng tế Hải Thượng Lãn Ông được tổ chức rất trang nghiêm do đội tế thực hiện. Đội tế được lựa chọn kỹ càng, thể hiện sự thành tâm kính trọng Đại danh y. Trong đó gồm có chủ tế, bồi tế, nội tán, chấp sự và người đọc chúc văn. Vào ngày chính hội, đội tế lễ mặc trang phục lễ theo phong tục cổ truyền của địa phương. Lễ tế bắt đầu bằng việc dâng nến, lên hương và dâng hoa. Khi Đông xướng, Tây xướng đọc lớn, ban nhạc vào vị trí nổi trống chiêng, chấp sự châm nến. Sau đó Ban tế sẽ dâng hương, dâng rượu, đọc chúc và dâng hoa. Bài văn tế có nội dung ca ngợi công lao, sự nghiệp của Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông; thể hiện lòng biết ơn sâu sắc của nhân dân đối với Đại danh y; nhắc nhủ con cháu hãy tiếp bước cha ông thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ và xây dựng đất nước, quê hương;

Lễ cầu an, cầu sức khỏe: Được diễn ra tại khu mộ và Tượng đài của Đại danh y Hải Thượng Lãn ông Lê Hữu Trác, lễ này do Hội phật giáo chùa Tượng Sơn thực hiện. Từ xa xưa, phật tử ở chùa Tượng Sơn xem Đại danh y Hải Thượng lãn ông là Bồ Tát Dược sư -  bồ tát tái sinh, cứu dân độ thế. Bản thân  Hải Thượng Lãn Ông và gia đình đều xuất thân từ phật giáo đắc đạo nhất khu vực này. Du khách, đạo hữu gần xa đã mang đủ các loại thuốc (Nam, Bắc, Tây…) đến đây để nhờ các nhà sư trì chú niệm kinh, sau một tuần đến lấy mang về uống. Người uống thuốc trước hết phải tâm thiện và thanh tịnh và phải có niềm tin mãnh liệt thì người bệnh rất mau khỏi bệnh, nhất là các chứng u ất, trầm cảm, phiền não, đau đầu, bệnh kinh niên….Lễ cầu an, cầu sức khỏe là một trong những nội dung phần lễ thu hút đông đảo nhất các tầng lớp trí thức, nông dân, tăng ni phật tử tham gia. Sau phần niệm kinh, nhà chùa và các tăng ni, phật tử cùng du khách tổ chức phóng sinh, thả hoa đăng trên bến Rồng (Sông Ngàn Phố).

Lễ cầu quốc thái dân an

 

Lễ Thượng bánh chưng tại nhà thờ Lê Hữu Trác

Thả đèn hoa đăng trên sông Ngàn Phố

 

Đua thuyền trên sông Ngàn Phố

 

Cùng với các nghi lễ cúng tế, các hoạt động nghệ thuật trình diễn dân ca, Hò, Ví Giặm Nghệ Tĩnh...Và  các trò chơi gian như: Múa lân, thả diều, kéo co, đẩy gậy, chọi gà, chơi cờ, Đua thuyền trên sông Ngàn Phố và một số hoạt động thể dục thể thao như: cầu lông, bóng bàn, bóng đá, leo núi.. thu hút được đông đảo người tham gia.

Đến với Lễ hội truyền thống Hải Thượng lãn ông là nơi để mọi người gửi gắm ước mơ, khát vọng về cuộc sống thái bình, thịnh trị và thể hiện tấm lòng tri ân: uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa; là môi trường giáo dục về y đức, y đạo, y thuật trong ngành y và là nơi nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng lành mạnh của mọi người dân.

 

Theo Lê Nhật Tân/huongson.hatinh.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 227

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 222


Hôm nayHôm nay : 28898

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 70812

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60392769