Cách đây 60 năm Nông trường Tây Sơn được thành lập, tiền thân là Nông Trường “Voi bổ” ở xóm Hà Chua xã Sơn Tây. Do chiến tranh ác liệt Nông trường đã chuyển cơ sở từ xóm Hà Chua xã Sơn Tây lên vùng Khe Yên nay là thôn Chế Biến xã Sơn Kim2. Đến năm 1997 Nông trường Tây Sơn đổi tên thành Xí nghiệp chè Tây Sơn cho đến nay. Trong những ngày đầu thành lập Nông trường vừa xây dựng cơ sở vật chất lán trại, nhà ở, nhà làm việc, vừa khai hoang đất đai, xây dựng đồng ruộng đường sá, ổn định nơi ăn chốn ở cho cán bộ, công nhân. Khai thác cây cà phê do đồn điền Pháp để lại, trồng các loại cây đay, gai, ngô, khoai, lạc, sắn… Chăn nuôi trâu bò, lợn để tìm ra cây con phù hợp phát triển. Đến năm 1961 đã trồng thử 0,23 ha chè. Qua nhiều lần khảo nghiệp, Bộ nông trường xác định nhiệm vụ của Nông trường là kinh doanh tổng hợp trong đó trồng chè là chính và trồng đay lấy sợi, cùng với đó là phát triển chăn nuôi, hướng đi đúng người dân đã an cư lập nghiệp. Năm 1960 cán bộ công nhân Nông trường có 65 người và đến năm 1965 đã có 416 người. Thời kỳ này nông trường đã khắc phục khó khăn vừa cử người tham gia chiến đấu và khai hoang những cánh đồng chè xanh trùng điệp. Trong thời gian này hình thành 4 đội sản xuất trồng trọt , 2 tổ chăn nuôi, 1 đội xây dựng cơ bản, 1 đội ô tô máy kéo, 1 xưởng cơ khí, 1 xưởng chế biến chè và sản phẩm chè gói “Chè Hương Sơn” bắt đầu từ đây. Ghi nhận những đóng góp của Nông trường Tây Sơn trong sự nghiệp giải phóng và góp phần tái thiết miền nam năm 1974, Bộ tư lệnh Quân khu 4 đã tặng cờ cho Nông trường QD Tây Sơn. Đến năm 1997 nghành chè được tổ chức lại Nông trường Tây Sơn đổi tên thành xí nghiệp chè Tây Sơn. Đến năm 2002 thời điểm chuyên sang cổ phần hóa, sản xuất được 499 tấn chè tươi, chế biến 118 tấn chè thành phẩm. Đặc biệt giai đoạn 2010- 2019 là một bước đột phá mạnh mẽ trong việc liên kết trồng chè, đổi mới đầu tư sản xuất chè theo tiêu chuẩn chè an toàn. Và đã trồng mới được 253,2 ha hình quân mỗi năm trồng 25,3 ha. Đến nay tổng diện tích chè hiện có của xí nghiệp trên 400 ha. Trong đó đã có 271,2 ha chè kinh doanh đạt tiêu chuẩn chè Vietgap. Sản lượng chè thành phẩm xuất khẩu năm 2010 mới trên 214 tấn đến năm 2019 đạt 916 tấn. Doanh thu năm 2018 đạt mức trên 38,5 tỷ đồng, tăng 5,89 lần so với năm 2010. Thu nhập bình quân người trồng chè đạt 8.459 ngàn đồng/ tháng. Năm 2019 Chè Tây Sơn được tỉnh Hà Tĩnh công nhận là sản phẩm OCOP hạng 3 sao.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm đồng chí Trần Công Lệ, Giám đốc Công ty CP chè Hà Tĩnh; đồng chí Nguyễn Duy Trinh, Phó bí thư TT huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện đã ghi nhận những kết quả mà xí nghiệp chè Tây Sơn đã đạt được và mong rằng trong thời gian tới xí nghiệp làm tốt công tác phối kết hợp với chính quyền các xã Sơn Kim2, Sơn Tây, các xã các cơ quan đơn vị trên địa bàn để xây dựng mối liên kết, phát triển bền vững, tạo điều kiện phát triển kinh tế ổn định cho người trồng chè. Hướng tới phát triển chè bền vững theo tiêu chuẩn VieetGap và tiêu chuẩn chè Quốc tế.
Cũng tại lễ kỷ niệm Huyện ủy-HĐND-UBND-UBMTTQ huyện Hương Sơn đã tặng xí nghiệp chè Tây Sơn bức trướng mang dòng chữ “60 năm đoàn kết, đổi mới, sáng tạo và phát triển bền vững”.
Một số hình ảnh của lễ kỷ niệm:
Theo Khả Sơn/huongson.hatinh.gov.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn