10:57 EST Thứ tư, 01/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Hoạt động các địa phương » huyện Kỳ Anh


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kỳ Anh chuyển mạnh sang nuôi tôm thâm canh vụ xuân hè 2019

Chủ nhật - 31/03/2019 07:50
Cùng với mở rộng diện tích và nâng cao trình độ tổ chức sản xuất, vụ tôm xuân hè 2019, huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) đang chỉ đạo các địa phương tích cực cải tạo ao đầm, từng bước chuyển hướng nuôi tôm theo hướng thâm canh - an toàn sinh học.

Kỳ Anh chuyển mạnh sang nuôi tôm thâm canh vụ xuân hè 2019Nhiều cơ sở nuôi tôm ở huyện Kỳ Anh đang chuyển hướng từ nuôi quảng canh sang bán thâm canh, áp dụng quy trình an toàn sinh học

Mặc dù bước vào nghề nuôi tôm đã hơn chục năm, nhưng những năm trước đây, gia đình anh Võ Xuân Dương ở xã Kỳ Thư (Kỳ Anh) chủ yếu nuôi tôm hình thức quảng canh, vì vậy rất khó khăn trong quản lý dịch bệnh, năng suất thấp.

Chuẩn bị xuống giống vụ xuân hè này, anh Dương mạnh dạn đầu tư trên 1 tỷ đồng cải tạo và quy hoạch tổng thể hệ thống ao hồ và các hạng mục phụ trợ, đáp ứng yêu cầu nuôi thâm canh nhằm nâng cao năng suất, đảm bảo chất lượng tôm và giảm thiểu dịch bệnh, ô nhiễm môi trường.

Với tổng diện tích trên 4ha, khu nuôi tôm của anh được quy hoạch thành 8 ao nuôi (mỗi ao rộng gần 3.000 m2), cùng với hệ thống xử lý nước và môi trường khép kín gồm: kênh dẫn nước, hồ lắng bùn, kênh dẫn nước sau lắng, hồ xử lý nước sinh học cung cấp nước trở lại ao nuôi, hệ thống cấp điện, nước và các công trình phụ trợ khác…

Kỳ Anh chuyển mạnh sang nuôi tôm thâm canh vụ xuân hè 2019Ao lắng bùn, một trong những hạng mục trong hệ thống xử lý ao nuôi của anh Võ Xuân Dương đang trong giai đoạn hoàn thiện

Đến thời điểm này, các hạng mục cải tạo đã được hoàn tất, anh Dương đang tập trung nhân lực và phương tiện để xử lý tổng thể môi trường ao nuôi và chuẩn bị thả giống.

“Sau nhiều năm nuôi tôm và các loại thủy sản khác theo hình thức quảng canh, mặc dù đầu tư ban đầu không lớn nhưng cuối cùng thu nhập không cao do nhiều hạn chế như: tỷ lệ tôm giống sống thấp, tôm nuôi dễ bị nhiễm bệnh hoặc sốc nước, chậm lớn và không đều… Năm nay, tôi quyết định đầu tư cải tạo ao đầm để chuyển đổi hình thức nuôi theo hướng bán thâm canh và thâm canh, thực hiện quy trình nuôi an toàn sinh học” - anh Dương chia sẻ.

Kỳ Anh chuyển mạnh sang nuôi tôm thâm canh vụ xuân hè 2019Không chỉ chú trọng cải tạo ao đầm theo quy trình thâm canh, Công ty cổ phần Thủy sản Nghệ Tĩnh tranh thủ thời tiết thuận lợi để xuống giống sớm hơn so với lịch thời vụ

Kỳ Thọ - địa phương có diện tích nuôi tôm lớn nhất huyện Kỳ Anh với tổng diện tích gần 200 ha (chiếm gần 50% tổng diện tích nuôi tôm toàn huyện) đang từng bước chuyển từ nuôi quảng canh cải tiến sang nuôi thâm canh.

Điển hình là Công ty Cổ phần Thủy sản Nghệ Tĩnh đứng chân trên địa bàn xã Kỳ Thọ đầu tư trên 17 ha ao nuôi tôm thâm canh công nghệ cao. Nhờ đầu tư đổi mới công nghệ, lựa chọn nguồn giống tốt và chú trọng các giải pháp kỹ thuật nên năng suất tôm của đơn vị đạt cao với lợi nhuận hàng tỷ đồng.

Anh Trịnh Thanh Tịnh - Phụ trách kỹ thuật công ty cho biết, vụ nuôi xuân hè năm nay, song song với việc cải tạo ao hồ, đơn vị đã tranh thủ thả nuôi lứa tôm đầu vụ ngay từ những ngày đầu tháng 3.

Trưởng phòng NN&PTNT Kỳ Anh Lê Văn Trọng chia sẻ: Huyện Kỳ Anh có tổng diện tích nuôi tôm trên 400 ha. Là địa phương có truyền thống nuôi quảng canh, từ vụ nuôi xuân hè 2019, việc chuyển sang thâm canh đang được các địa phương triển khai mạnh mẽ hơn.

Trên lộ trình đó, với tất cả hình thức nuôi, huyện chú trọng chỉ đạo thực hiện đúng theo quy trình nuôi tôm sinh học với các bước chủ yếu như: Xử lý nước ao nuôi; chọn và thả giống đảm bảo chất lượng; quản lý thức ăn và môi trường ao nuôi; quản lý môi trường ao nuôi… nhằm phát triển nghề nuôi tôm theo hướng bền vững.

Theo Vũ Huyền/baohatinh.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 148

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 145


Hôm nayHôm nay : 15650

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 15650

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73062621