Trên diện tích 10 ha đất được giao tại xã Thịnh Lộc huyện Lộc hà, Công ty cổ phần Tiến Đạt đã xây dựng và đưa vào nuôi trồng thí điểm 4 ha tôm theo công nghệ sinh học. Sau 3 tháng nuôi trồng tôm sinh trưởng, phát triển nhanh, năng suất ước đạt 25 tấn/ha. Đây là một trong những mô hình nuôi tôm thẻ chân trắng có năng suất cao nhất trên địa bàn tỉnh ta hiện nay. Đến thăm kiểm tra mô hình và động viên cán bộ, nhân viên công ty Tiến Đạt nhân dịp thu hoạch lứa sản phẩm đầu tiên, đồng chí Đặng Quốc Khánh bày tỏ vui mừng và đánh giá cao sự mạnh dạn, sáng tạo của công ty trong việc áp dụng nuôi tôm theo công nghệ sinh học. Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh khẳng định nuôi tôm theo công nghệ sinh học hiện nay được coi là một giải pháp hỗ trợ mang tính tất yếu của ngành nuôi tôm công nghiệp, công nghệ này không chỉ giúp bảo vệ môi trường, chống dịch bệnh phát sinh, mà việc không sử dụng hóa chất, thuốc kháng sinh trong phòng trị bệnh của tôm nuôi sẽ giúp ngành tôm có thể phát triển bền vững, và quan trọng hơn là tôm và những sản phẩm từ tôm được chấp nhận trên thị trường trong nước và quốc tế, giúp đầu ra sản phẩm sẽ được dễ dàng hơn. Mô hình nuôi tôm bằng công nghệ sinh học của Công ty Tiến Đạt Đồng chí Đặng Quốc Khánh cũng đánh giá cao việc công ty mạnh dạn đầu tư, xây dựng hệ thống công nghệ xử lý nước tuần hoàn trong nuôi trồng, cách làm này không chỉ ngăn ngừa được dịch bệnh khi nguồn nước biển thay đổi, mà còn hạn chế được xả thải ra môi trường bên ngoài. Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh mong muốn doanh nghiệp tiếp tục mạnh dạn áp dụng các tiến bộ kỷ thuật vào nuôi trồng, triển khai xây dựng ao nuôi trên diện tích đất được giao, và từ thành công của mô hình để chia sẻ kinh nghiệm cách làm cho các doanh nghiệp các hộ nuôi trồng thủy hải sản cùng áp dụng. Nhất là xây dựng, hình thành vùng nuôi an toàn, theo công nghệ sinh học để xây dựng thương hiệu, chất lượng sản phẩm tôm Hà Tĩnh. Đồng chí Đặng Quốc Khánh cũng yêu cầu các ngành chuyên môn, Chính quyền địa phương thường xuyên quan tâm, hỗ trợ giúp đỡ doanh nghiệp về kỹ thuật, về các tiến bộ, công nghệ nuôi mới để giúp doanh nghiệp phát triển ổn định, bền vững. Từ thành công của mô hình nuôi này địa phương cần tiếp tục mạnh dạn giao đất, nhân rộng mô hình để ngày càng có nhiều doanh nghiệp, nhiều hộ dân đầu tư nuôi trồng thủy hải sản theo công nghệ mới nhằm nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm cho lao động và người dân địa phương./. Theo Ngọc Quang/Lộc Hà |
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn