14:50 EDT Thứ bảy, 27/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Hoạt động các địa phương » huyện Lộc Hà


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cửa Sót (xã Thạch Kim) mùa nghêu

Thứ năm - 28/08/2014 06:35
Thủy triều xuống thấp để lại vùng biển Cửa Sót xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà (Hà Tĩnh) những trảng cát trải dài mênh mông. Dưới chân núi Long Ngâm sừng sững mây trời là bóng những người phụ nữ và rất nhiều trẻ nhỏ miệt mài đãi cát, nhặt nhạnh từng con nghêu biển. Dù cuộc mưu sinh vất vả đến mấy, ở họ vẫn cháy lên những khát vọng ngày mai…
Cửa Sót (xã Thạch Kim) mùa nghêu

Cửa Sót (xã Thạch Kim) mùa nghêu

 
Buổi sáng trên biển Cửa Sót
 
Sống cùng con nước
 
Buổi sáng tinh mơ vùng biển Cửa Sót, từng cơn gió mơn man chạy từ biển lùa vào những rặng cây phi lao cao vút. Không gian thoáng đãng, sóng biển rì rào. Từ những lối nhỏ ở các xóm Long Hải, Xuân Phượng đã vang lên tiếng người í ới gọi nhau ra mép sóng. Cư dân ven biển vốn dĩ vất vả, cực nhọc nhưng phải nói rằng nghề mưu sinh theo con nước lại thêm khó nhọc bội phần.
 
Ở vùng biển nghèo này, đàn ông, trai tráng trong làng bất kể ngày đêm giong thuyền vượt sóng biển ra khơi đánh bắt, còn phụ nữ, trẻ em lại mò mẫm ven bờ, thức giấc cùng con nước. Đến hẹn lại lên, mỗi năm vào dịp giữa mùa hè cho đến đầu thu là thời điểm mà các chị, các mẹ tất bật nhất. Bởi tất cả vừa lo sắm sang dụng cụ cào nghêu, vừa phải canh chừng mực nước thủy triều. Dường như với họ kể từ khi mùa nghêu bắt đầu cho đến khi kết thúc thời gian rảnh rỗi, nghỉ ngơi chỉ đếm trên đầu ngón tay, còn phần lớn là gắn bó thân mình trên những trảng cát.
 
Theo làn sương sớm đang tan dần, chúng tôi theo bước chân của họ ra bãi nghêu. Trong ráng bình minh đỏ ối phía biển, bóng những người đàn bà cặm cụi đổ dài trên cát, tiếng cười giòn tan của những đứa trẻ theo mẹ nhặt nghêu phá đi chút tĩnh lặng của buổi tinh sương. Đến đây, tôi mới thấu hiểu được rằng vì sao từ ngàn đời nay cư dân ven biển luôn truyền tai nhau câu nói cửa miệng “nghề đi thụt lùi”. Bởi lẽ nghề cào nghêu, sò lông, ốc biển chỉ việc cắm cào sâu xuống cát, sau đó vừa đi thụt lùi, vừa vớt sản phẩm lên. Cứ thế ngược xuôi hết cồn bãi này sang triền cát khác cho đến khi thủy triều dâng lên ai nấy mới chịu về nhà.
 
Năm nay ở tuổi 60, bà Lê Thị Bé xóm Xuân Phượng, xã Thạch Kim không còn nhớ rõ mình gắn bó với nghề đã bao nhiêu năm. Bà chỉ biết rằng nghề này đã nuôi sống bà và rất nhiều, rất nhiều cư dân ven biển khác. Vừa nhặt nhạnh những con sò lông, nghêu biển tươi rói đưa vào chiếc rổ lớn, bà Bé vừa khoe: “Sau mỗi dịp sóng to, gió lớn thì hầu như tất cả mọi người trong làng đều đổ xô ra bãi biển để nhặt nghêu. Vì lúc này không phải cào bới tìm tòi, nghêu tự trôi dạt vào bờ với số lượng nhiều vô kể. Mỗi buổi sáng mùa hè một mình tôi cũng cào được từ 2-3kg, có khi may mắn còn được 5-6 kg. Còn những ngày thường nghề này chỉ bỏ công sức chứ không mất vốn liếng, chi phí đầu tư nên mỗi ngày bà cũng kiếm được ngót nghét cả trăm nghìn đồng”. Bà Bé còn cho biết thêm: Đối với những nhà đông nhân khẩu, sức khỏe tốt và cùng nhau đi cào từ lúc sáng sớm cho đến tận trưa thì có ngày thu nhập lên đến vài trăm nghìn đồng. Đó là chưa kể đến họ còn tranh thủ mọi quỹ thời gian đi cào thuê cho những ông chủ nuôi nghêu với diện tích lớn, hoặc làm nhiều việc khác tại các dịch vụ hậu cần nghề cá để kiếm thêm thu nhập, trang trải cuộc sống gia đình.
 
 
Những người phụ nữ luôn cặm cụi với nghề biển
 
Ước mơ chân đất
 
Có một dạo, hễ nhắc đến việc học hành của con em làng biển là không ít người ngán ngẩm, lắc đầu. Họ thất vọng là bởi, phần lớn các gia đình chỉ cho con cái mình học hết tiểu học, trung học cơ sở rồi sau đó lớn lên con gái gả đi lấy chồng, con trai nối nghiệp cha ông lênh đênh với biển. Nhưng đó là câu chuyện của mấy mươi năm về trước, còn hôm nay người dân xã Thạch Kim đã thay đổi cách nghĩ, họ đã chăm lo hơn  chuyện chữ nghĩa cho tương lai các con cháu mình.
 
Trong ngôi nhà ngói mới, chị Hoàng Thị Thanh ở xóm Xuân Phượng cho biết: Chồng chị – anh Phạm Thanh Liêm thương binh hạng 2/4, sức khỏe yếu nên cũng chẳng giúp đỡ chị được gì nhiều. Vậy là hàng ngày mọi công việc trong gia đình đều do chị đảm đương gánh vác. Dù công việc tất bật, dù phải trải qua những đêm gần như thức trắng trên bãi cát để cào cho được nhiều nghêu, bắt cho được nhiều ốc nhưng chị Thanh vẫn vui mừng, phấn khởi. Chị vui bởi, hiện nay con trai đầu của chị – cháu Phạm Tiến Dũng đã tốt nghiệp Đại học Bách Khoa Hà Nội và có việc làm, thu nhập ổn định, hai người con kế tiếp là Phạm Tiến Khoa, Phạm Thị Hải Yến cũng đang là sinh viên ưu tú của Trường Đại học Tài nguyên và môi trường. Cuộc sống gia đình hạnh phúc, các con chăm ngoan, học giỏi chính là nguồn động viên to lớn để chị tiếp tục vượt qua khó khăn, đảm đương nhiều hơn những công việc mà đáng lẽ không chỉ của riêng mình chị.
 
 Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Thạch Kim – Lê Thị Mai Lý cho biết: Trước đây, nghề cào nghêu trên bãi cát chỉ là nghề phụ, xuất phát từ nhu cầu cải thiện bữa ăn hàng ngày. Số chị em tham gia chỉ đếm trên đầu ngón tay. Còn mấy năm trở lại đây khi nghêu, ốc hương, sò lông… trở thành đặc sản biển được nhiều người ưa chuộng, giá cả tăng cao thì nhà nào, nhà nấy cũng đều có người thường xuyên tham gia đánh bắt. Sản phẩm sau khi vớt lên được các thương lái từ khắp mọi nơi đến đặt mua hàng nên cũng khá thuận lợi. Thực tế cho thấy, gắn bó với nghề này mà nhiều hộ gia đình đã tích góp xây dựng được nhà cửa khang trang, mua sắm các tiện nghi sinh hoạt, đặc biệt là có thêm điều kiện để nuôi con cái ăn học.
 
 
Những con dắt nhỏ được tận dụng bán cho các xưởng chế biến thức ăn gia súc
 
 Đối với những bậc làm cha, làm mẹ ở xã Thạch Kim điều vui mừng nhất là hiện nay tất cả các thôn xóm đều có con em theo học tại các trường Đại học, Cao đẳng. Nhiều em sau khi tốt nghiệp ra trường đã tình nguyện trở về quê dạy học, hoặc tham gia các công việc khác ở địa phương. Với các em, những người vốn sinh ra từ chân sóng nên thấu hiểu hơn ai hết nỗi khó khăn, vất vả của các bậc sinh thành nên việc nỗ lực học tập, tìm kiếm cho mình một tương lai tươi sáng hơn, âu đó cũng là tâm nguyện muôn đời nay của nhiều thế hệ người dân làng biển.
 
Ông Từ Đức Bé – Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Kim bộc bạch: “Cư dân chúng tôi sinh ra nơi cửa biển và từ bao đời nay họ chỉ biết bám lấy bãi cát, bám lấy biển khơi để mưu sinh. Vậy nhưng hiềm một nỗi biển rộng lớn mênh mông, tàu thuyền phần đa công suất thấp, giá nhiên liệu tăng cao… nên việc đánh bắt xa bờ gặp muôn vàn khó khăn, trở ngại”. Ông Bé còn cho biết thêm: Gần đây do biến đổi khí hậu và nhiều nguyên nhân khác nên lạch Cửa Sót đã và đang vơi cạn dần, khiến cho tàu thuyền rất khó cập cảng. Nhiều tàu thuyền buộc phải neo đậu xa bờ, hoặc ngay gần chân núi Long Ngâm. Hải sản sau khi lặn lội đánh bắt phải vất vả lắm mới có thể đưa được về bến cảng. Chính những khó khăn đó đã trở thành một rào cản lớn, khiến cho nhiều ngư dân sức vóc lực lưỡng, đầu đội trời, chân đạp sóng phải chuyển đổi từ đánh bắt tuyến khơi sang tuyến lộng, hoặc trở về với vợ con để cào nghêu, bắt ốc theo dòng nước thủy triều. Họ mong muốn song hành với các chính sách hỗ trợ ngư dân bám biển lâu dài, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thì việc quy hoạch, lựa chọn vùng nuôi trồng thủy sản ven bờ là hết sức cần thiết. Bởi qua đó sẽ giải quyết việc làm ổn định cho ngư dân, tạo bước phát triển kinh tế bền vững.
 
Thực tế cho thấy gắn bó với nghề này mà nhiều hộ gia đình đã tích góp xây dựng được nhà cửa khang trang, mua sắm các tiện nghi sinh hoạt đặc biệt là có thêm điều kiện để nuôi con cái ăn học. Đối với những bậc làm cha, làm mẹ ở xã Thạch Kim, điều vui mừng nhất là hiện nay tất cả các thôn xóm đều có con em theo học tại các trường Đại học, Cao đẳng. Nhiều em sau khi tốt nghiệp ra trường đã tình nguyện trở về quê dạy học hoặc tham gia các công việc khác ở địa phương. Thỉnh thoảng vào những ngày nghỉ, các em lại cùng bố mẹ ra bãi cát cào nghêu, bắt ốc, như là một hành động để đền đáp công lao bố mẹ đã cực nhọc, nuôi nấng mình lớn lên. Các em vốn sinh ra từ chân sóng, thấu hiểu hơn ai hết nỗi khó khăn, vất vả của các bậc sinh thành nên việc nỗ lực học tập, tìm kiếm cho mình một tương lai tươi sáng hơn, âu đó cũng là tâm nguyện muôn đời nay của nhiều thế hệ người dân làng biển.
 
“Vẫn biết nguyện vọng của ngư dân là thiết thực, song với cấp ủy, chính quyền địa phương thì để làm được điều này không phải chỉ ngày một, ngày hai. Trước mắt, xã cũng đã và đang lập nhiều phương án khả thi, trong đó vấn đề cốt lõi hàng đầu vẫn là hướng về ngư dân và tạo mọi điều kiện để bà con phát triển kinh tế biển. Một thực tế đáng quan tâm nữa là hôm nay tiếng lành đã đồn xa, cư dân muôn nơi kéo đến đây đãi cát tìm nghêu, bắt ốc ngày một thêm đông và hiện tượng khai thác theo kiểu “mạnh ai nấy làm, trời sinh voi, ắt sinh cỏ” đang có xu hướng tăng. Việc làm này chẳng mấy chốc khiến nguồn lợi thủy sản ven bờ sẽ trở nên cạn kiệt, thậm chí còn phát sinh nhiều hệ lụy khó lường”, ông Từ Đức Bé không giấu được niềm trăn trở của mình.
Nguyễn Chung - Văn Chương
Nguồn daidoanket.vn 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 270

Máy chủ tìm kiếm : 10

Khách viếng thăm : 260


Hôm nayHôm nay : 64662

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1138317

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60146640