05:22 EST Thứ tư, 13/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Hoạt động các địa phương » huyện Lộc Hà


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Sản xuất hè thu ở Lộc Hà: Nỗ lực vượt khó!

Thứ tư - 12/06/2013 06:37
Vụ hè thu năm nay, dự kiến toàn huyện Lộc Hà sẽ gieo trồng 1.825 ha lúa. Thế nhưng, do thiếu chủ động nguồn nước, tập quán sản xuất của người dân và sự thất bại từ những vụ trước đã trở thành những khó khăn cản trở việc thực hiện kế hoạch sản xuất của Lộc Hà.

 

Giải “bài toán” về nguồn nước tưới

Thực trạng về nguồn nước tiếp tục là bài toán khó trong việc chỉ đạo sản xuất hè thu ở Lộc Hà. Anh Đặng Văn Hiển - Trưởng phòng Nông nghiệp huyện cho biết: “Nguồn nước để phục vụ sản xuất cho người dân trên địa bàn chủ yếu phụ thuộc vào sông Nghèn và 2 hồ chứa Khe Hao, Đồng Hố. Nhưng đến thời điểm hiện tại, có những lúc mực nước ở các sông, hồ tụt xuống ở mức đáng báo động. Dòng sông Én - sông tạo nguồn bơm nước dường như đã chết bởi sự bồi lắng. Bên cạnh đó, 2 tuyến kênh Đông và Tây Khe Hao được xây dựng đã hàng chục năm nay nhưng không được duy tu, bảo dưỡng đã bị xuống cấp, không đảm bảo được việc tưới tiêu cho các vùng Tân Lộc, An Lộc, Thịnh Lộc”.

Sản xuất hè thu ở Lộc Hà: Nỗ lực vượt khó!
Sau thu hoạch vụ xuân, nhiều diện tích ở Lộc Hà thiếu nước khiến việc sản xuất hè thu gặp nhiều khó khăn

Nguy cơ khó thực hiện được kế hoạch gieo trồng vụ hè thu ở Lộc Hà một phần còn do chậm thời vụ, tập quán cơ cấu các loại giống, thời vụ gieo mạ, phương thức bắc mạ để cấy hoặc gieo thẳng lúa trên các xứ đồng của bà con không đồng nhất, gây khó khăn trong việc chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và điều tiết nước...

Ngoài ra, trong 3 năm gần đây, tình trạng mất mùa liên tiếp do sâu bệnh, khô hạn vào đầu vụ và ngập úng vào cuối vụ trong khi giá cả các loại vật tư nông nghiệp đang ở mức cao, giá nông sản không ổn định đã hạn chế mức đầu tư của bà con. Vì thế, ở một số vùng, người dân đã không còn mặn mà với thời vụ và việc bỏ hoang diện tích ở các vùng trũng tại các xã Thịnh Lộc, Tân Lộc, An Lộc... đã diễn ra.

Tuy nhiên, với quyết tâm khắc phục khó khăn để thực hiện kế hoạch sản xuất hè thu, huyện tăng cường chỉ đạo, phân công cán bộ bám sát địa bàn. Bên cạnh đó, việc tìm các giải pháp tận dụng tối đa nguồn nước của sông Nghèn và các hồ đập để duy trì, cân đối nguồn nước hợp lý cho đến cuối vụ cũng đã được các địa phương thực hiện.

Cùng với sự tranh thủ các điều kiện thuận lợi để khai thác hết quỹ đất canh tác, Phòng Nông nghiệp huyện tiếp tục đẩy mạnh việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng – đặc biệt là những vùng trồng lúa cao cưỡng, thiếu nước sang sản xuất cây trồng cạn có hiệu quả kinh tế cao hơn. Và đặc biệt, để khắc phục tình trạng bỏ hoang diện tích, vận động bà con bám ruộng, bám đồng, vụ hè thu năm nay, Phòng Nông nghiệp huyện đã mạnh dạn thí điểm xây dựng cánh đồng tập trung ở vùng đất trũng thuộc xã Tân Lộc.

Hướng đi mới

Với sự hỗ trợ của Phòng Nông nghiệp huyện về các giải pháp kỹ thuật, tín chấp giúp vay giống, công làm đất, đã có 12 hộ dân ở xã Tân Lộc mạnh dạn mượn đất của những hộ bỏ hoang đầu tư, cải tạo quy hoạch thành những thửa liền kề trên diện tích 3 ha trồng thí điểm giống lúa ngắn ngày P6 đột biến.

 

Sản xuất hè thu ở Lộc Hà: Nỗ lực vượt khó!
Mô hình 3 ha giống lúa P6 tại xã Tân Lộc sinh trưởng tốt.

Anh Nguyễn Huy Đàn - một hộ dân tham gia thực hiện mô hình mới cho biết: Thực hiện chỉ đạo của Phòng Nông nghiệp huyện, chúng tôi đã cùng xuống giống đồng loạt vào ngày 1/6. Đến thời điểm hiện tại, lúa phát triển tốt, mực nước được đảm bảo. Từ mô hình này, đến nay, một số hộ trên địa bàn đã bắt đầu bám ruộng trở lại, mở rộng diện tích P6 đột biến. Đây là giống lúa do Tiến sĩ Hà Văn Nhân - Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển lúa thuần (Viện Cây lương thực - thực phẩm Việt Nam) chọn tạo với nhiều đặc tính phù hợp với chân ruộng không chủ động nước tưới. Không chỉ có khả năng chịu hạn tốt, giống còn có thời gian sinh trưởng cực ngắn (khoảng 70-80 ngày đối với vụ hè thu), khoảng thời gian đủ an toàn cho những vùng sâu trũng, chạy lụt. Để đảm bảo thống nhất về quy trình kỹ thuật chăm bón, 12 hộ ở vùng tập trung này đã bầu tổ trưởng chịu trách nhiệm chung về nguồn nước, cách chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh.

Với sự chỉ đạo quyết liệt, đến thời điểm hiện tại, Lộc Hà đã tiến hành gieo được hơn 10% kế hoạch, diện tích bắc mạ gần 75 ha - dự kiến cấy được 61,5% diện tích; làm đất được 1.150 ha và chủ động nguồn nước tưới cho 1.354 ha. Kế hoạch đặt ra cho vụ hè thu trên địa bàn toàn huyện là 1.825 ha lúa.

Với những khó khăn của một địa bàn đặc thù, việc thực hiện được 100% diện tích là điều không phải dễ. Tuy nhiên, quyết tâm hạn chế tối đa diện tích bỏ hoang và phấn đấu mang về một vụ lúa thắng lợi đã trở thành động lực để Lộc Hà vượt khó chạy đua với thời gian trên từng thửa ruộng.

THÚY NGỌC - TUỆ ANH

Theo baohatinh.vn
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 385

Máy chủ tìm kiếm : 42

Khách viếng thăm : 343


Hôm nayHôm nay : 32427

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 508360

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70735675