01:53 EST Thứ tư, 13/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Hoạt động các địa phương » huyện Thạch Hà


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Để HTX thực sự là động lực phát triển kinh tế nông thôn

Thứ hai - 02/12/2013 01:47
Trên địa bàn huyện Thạch Hà hiện có 72 HTX, trong đó 30 HTX hoạt động trên lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp...
 
Để HTX thực sự là động lực phát triển kinh tế nông thôn
Mô hình nuôi cá lồng bè của HTX Việt Tiến (Thạch Sơn - Thạch Hà) cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Xuân Hòa

Từ 2008 - 2012, huyện đã thành lập mới 48 HTX. Toàn huyện có 105 tổ hợp tác, chủ yếu là các tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, TTCN và NN, 1.200 hộ cá thể đăng ký kinh doanh trong các ngành nghề như bún, bánh, cu-đơ, rượu, chế biến nông sản…

Các HTX đã đi đầu trong việc đưa giống, tiến bộ KHKT vào sản xuất, tranh thủ sự hỗ trợ từ chính sách của cấp trên, tạo sự kết nối giữa sản xuất với thị trường, góp phần cụ thể hóa đề án phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập trong xây dựng NTM. Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động của loại hình này vẫn còn khiêm tốn so với yêu cầu, nhiệm vụ, rất cần những chính sách đòn bẩy để kinh tế HTX thực sự là động lực xây dựng NTM.

HTX Dịch vụ nông nghiệp Hoàng Hà (xã Tượng Sơn) ra đời tháng 3/2012. Sau hơn 1 năm đi vào hoạt động, HTX đã phát huy vai trò trong việc cung ứng giống cây, vật tư nông nghiệp phục vụ sản xuất, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm, xây dựng mô hình sản xuất rau an toàn, bền vững với các giống bí, dưa chuột, mướp đắng, mở ra hướng đi mới trong xây dựng NTM.

Để tạo niềm tin cho các hộ dân yên tâm sản xuất, đầu mỗi vụ, HTX ký cam kết thu mua sản phẩm, đồng thời cho xã viên vay trước một phần giống, phân bón, vật tư nông nghiệp. Từ thôn Trung Lập, mô hình sản xuất rau an toàn đã được mở rộng ở 5 thôn, kéo theo đó, 5 tổ hợp tác với 175 thành viên cũng ra đời, nâng tổng diện tích mô hình rau ở Tượng Sơn từ 2,5 ha lên 33 ha. Sản phẩm rau sạch do HTX Dịch vụ nông nghiệp Hoàng Hà cung cấp đã vươn đến các tỉnh phía Bắc và không chỉ dừng lại bao tiêu sản phẩm trong xã, HTX còn tiêu thụ sản phẩm cho các xã khác trong huyện.

HTX đã tạo được uy tín, niềm tin, không chỉ đảm trách vai trò đầu ra, đầu vào cho sản phẩm mà còn nắm bắt thị trường, định hướng sản xuất, tiếp cận và hướng dẫn người dân tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất. Riêng năm 2012, HTX đã vay 250 triệu đồng theo Quyết định 26 để mua mới máy gặt đập liên hợp. Hiện HTX có 1 máy gặt đập liên hợp, 4 máy làm đất, 1 xe bán tải… cơ bản đáp ứng yêu cầu cơ giới hóa trong các khâu sản xuất.

Ngoài HTX nông nghiệp ở Tượng Sơn, các HTX đa dạng về loại hình, phong phú về hình thức, lĩnh vực SXKD ở các xã, thị trấn cũng ra đời và phát huy hiệu quả. Xã Thạch Bàn thành lập được 3 HTX đó là HTX nấm, nuôi trồng thủy sản và muối. HTX Xuân Sơn (Thạch Tiến) khởi đầu từ hộ chăn nuôi nhỏ lẻ đã huy động các thành viên xây dựng mô hình chăn nuôi lợn quy mô trên 6.000 con lợn thịt/năm, 3.000 con gà, doanh thu 2 tỷ đồng/năm.

Quỹ tín dụng xã Bắc Sơn với tổng dư nợ trên 15 tỷ đồng đã tạo điều kiện cho bà con tiếp cận nguồn vốn một cách thuận lợi, nhanh chóng. HTX nuôi trồng thủy sản, tổ hợp tác mây tre đan (xã Thạch Lâm) phát huy vai trò trong tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, tăng cường liên kết với các doanh nghiệp (DN) từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm. Các tổ hợp tác trồng nấm ở Thạch Tân, Thạch Ngọc, Thạch Bàn… đã tạo chuỗi liên kết cung cấp sản phẩm cho thị trường.

Tuy nhiên, từ thực trạng ra đời, hoạt động của một số mô hình HTX cho thấy, một số vấn đề còn bất cập. Tính liên kết của các tổ hợp tác còn lỏng lẻo, chưa bền vững, một số HTX thiếu năng động, nhạy bén, hoạt động mang tính hình thức; cơ chế, chính sách mang tính động lực cho kinh tế HTX chưa mạnh mẽ; đội ngũ cán bộ còn bất cập về trình độ, năng lực quản lí, nhất là ban chủ nhiệm HTX. Thực hiện cơ chế tự chủ, tự hạch toán trả lương theo sản phẩm trong điều kiện hoạt động của HTX còn bấp bênh, phụ thuộc mùa vụ, thị trường nên mức độ gắn bó, ổn định lâu dài của ban chủ nhiệm, xã viên còn lỏng lẻo.

Để tạo động lực cho kinh tế HTX phát triển, cùng với công tác quy hoạch, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, huyện Thạch Hà xác định, trước hết cần tổ chức tốt việc liên doanh, liên kết các DN, HTX từ khâu sản xuất, chế biến đến tiêu thụ sản phẩm, khuyến khích nông dân góp cổ phần bằng giá trị quyền sử dụng đất với các nhà đầu tư để hình thành các DN, HTX sản xuất hàng hóa quy mô lớn, phù hợp với địa bàn nông thôn và yêu cầu của thị trường. Bên cạnh đó, tập trung hơn nữa các nguồn lực, ưu tiên cho lĩnh vực nông nghiệp, đánh giá, rà soát lại hoạt động của các HTX, tổ hợp tác, từ đó có cơ chế đặc thù đối với từng loại hình, đặc biệt phải quan tâm công tác đào tạo cán bộ, cán bộ chủ nhiệm HTX.

Thiên Nhẫn
Nguồn: baohatinh.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 385

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 383


Hôm nayHôm nay : 25358

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 501291

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70728606