06:05 EDT Thứ tư, 01/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Hoạt động các địa phương » huyện Thạch Hà


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Đoàn viên thanh niên nuôi bò khởi nghiệp ở vùng đất nghèo

Thứ ba - 13/09/2016 21:51
Sinh năm 1985, sau khi học xong phổ thông, khác với bao bạn bè cùng trang lứa muốn vào nam, ra bắc để lập nghiệp, thanh niên Dương Danh Đức trú tại thôn Quyết Tiến, xã Thạch Xuân (huyện Thạch Hà) quyết định chọn con đường phát triển kinh tế ngay chính trên mảnh đất quê hương mình. Năm 2005, trên diện tích 5,8ha đất ven đồi được xã cấp cho gia đình để sản xuất, anh quyết tâm cải tạo đất, tìm vốn đầu tư nuôi bò. Sau 10 năm cần cù lao động, kiên trì với hướng đi đã chọn, anh đã tạo được những kết quả bước đầu rất đáng để học tập.

Cùng Bí thư đoàn xã Thạch Xuân ghé qua trại bò của anh Đức vào một ngày mùa thu, chúng tôi được nghe anh kể về từng bước đi, cách làm và những ngày đầu khi anh mới lên đây lập nghiệp. Nếu như Thạch Xuân là xã miền núi của huyện Thạch Hà thì thôn Quyết Tiến lại là “thôn miền núi” của xã với diện tích phần lớn là đất rừng phòng hộ. Anh chia sẻ, khi mới bắt tay vào thực hiện gặp rất nhiều khó khăn do thiếu vốn, nơi đây lại là vùng đất cằn cỗi, không thuận lợi để trồng bất cứ loại cây nào, nằm ở cuối cùng của xã, giao thông đi lại khó khăn. Sau khi nghiên cứu, khảo sát, anh đã quyết định cải tạo trồng cỏ, nuôi bò. Thông qua tổ chức đoàn thanh niên, anh được tiếp cận 20 triệu đồng từ nguồn vốn vay hỗ trợ thanh niên làm kinh tế. Cùng với vay mượn bạn bè, anh em, số tiền này đối với anh vào thời điểm đó thật lớn và là động lực giúp anh mua giống, xây dựng chuồng trại. Với phương châm lấy ngắn nuôi dài, lấy công làm lãi, anh đã tạo được những bước vững chắc và mạnh dạn đầu tư tăng dần số lượng đàn bò, xin đấu thầu thêm đất để mở rộng chuồng trại. Sau 10 năm gây dựng, anh đã tạo được một cơ ngơi khá. Tiếp đó, năm 2015, anh lại được tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ phát triển sản xuất trong xây dựng nông thôn mới theo Quyết định số 23/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh với số tiền 900 triệu đồng để đầu tư xây dựng 2 khu chuồng trại nuôi bò. Đến nay, tổng đàn bò của gia đình anh đã lên tới gần 100 con bò, chủ yếu được phát triển tại chỗ. Ngoài việc tự học, tự quan sát, tích luỹ kinh nghiệm để làm chủ được kỹ thuật vỗ béo, chăm sóc, theo dõi chu kỳ sinh trưởng, tự tiêm phòng đầy đủ, đúng quy định để bảo đảm cho đàn bò của mình khoẻ mạnh, phát triển bình thường, anh còn thường xuyên tham khảo, học tập kinh nghiệm của các mô hình, hộ dân cư nuôi bò trong huyện, trong tỉnh và vào trang trại bò Bình Hà (xã Cẩm Quan, huyện Cẩm Xuyên) để tham quan, học hỏi kinh nghiệm. Vì vậy, đàn bò của anh luôn đạt trọng lượng tối đa (mỗi con xuất bán khoảng từ 2 - 2,5 tạ); bình quân mỗi năm, xuất chuồng 2 lứa, mỗi lứa khoảng 25 bò nái, 70 bò thịt. Bên cạnh việc xác định nuôi bò là con chủ lực, Dương Danh Đức còn xây dựng thêm chuồng trại để thả thêm 5 lợn nái, hàng chục lợn con, 2 ao cá, gà, trồng cỏ cho bò và 20 ha tràm đến thời kỳ thu hoạch. Tính chung, mô hình của anh Đức cho thu nhập từ 150 - 200 triệu đồng/năm, giải quyết việc làm thường xuyên cho 3 lao động.

Trao đổi với chúng tôi, chủ mô hình cho rằng nuôi bò trong thời điểm này về đầu ra và đầu vào rất dễ, người nuôi lại kiểm soát được dịch bệnh, tuy nhiên muốn có lãi lớn phải đầu tư hệ thống chuồng trại quy mô, nuôi tổng lượng đàn lớn để tận dụng công chăm sóc. Để mô hình hiệu quả nên đầu tư cả về chiều rộng và chiều sâu, song nên lựa chọn 1 - 2 sản phẩm chủ lực để phát triển, những loại cây, con khác chỉ đóng vai trò hỗ trợ.

Những kinh nghiệm và thành công bước đầu từ mô hình của đoàn viên thanh niên Dương Danh Đức hy vọng sẽ là những bài học quý để nhiều đoàn viên thanh niên trong toàn tỉnh định hướng nghề nghiệp cho bản thân trong tương lai và sẽ rất hữu ích với nhiều bạn sinh viên học xong ra trường về quê khởi nghiệp thay vì cố bám trụ ở các thành phố lớn để tìm kiếm việc làm.

Theo Phan Hương - Huyện ủy Thạch Hà/hatinh.dcs.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 182

Máy chủ tìm kiếm : 18

Khách viếng thăm : 164


Hôm nayHôm nay : 12857

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 38495

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60360452