Xã Tượng Sơn, huyện Thạch Hà là địa phương có truyền thống về trồng các loại rau, củ, quả. Trong quá trình phát triển vườn mẫu, khi người dân sử dụng phân bón và thường xuyên tưới cây thì phát sinh một lượng nước thải gây ô nhiễm môi trường.
Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải hộ gia đình
Tuy nhiên, điều này đã hoàn toàn được khắc phục, sau khi một số hộ dân được thực hiện thí điểm mô hình thu gom, xử lý nước thải. Phấn khởi nhất là nước thải giờ đây không còn gây ô nhiễm môi trường nữa mà đã được xử lý để tưới cây, làm vườn rất hiệu quả.
Ngoài phát triển rau màu thì chăn nuôi nông hộ là đặc trưng từ nhiều năm nay của người dân xã Cẩm Bình, huyện Cẩm Xuyên. Vì vậy, xử lý nước thải luôn là bài toán khó với cấp ủy, chính quyền và người dân nơi đây.
Những trăn trở đó, bắt đầu tìm được hướng giải quyết khi 7 hộ dân của xã Cẩm Bình được chọn hỗ trợ xây dựng mô hình thí điểm thu gom, xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư nông thôn.
Lắp đặt hệ thống xử lý nước thải
Mô hình thu gom, xử lý nước thải thuộc đề tài “Đồng bộ hóa quản lý và kỹ thuật trong xử lý rác và nước thải sinh hoạt trong khu dân cư” do văn phòng nông thôn mới Hà Tĩnh, Chi cục Bảo vệ môi trường và Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ Hà Tĩnh thực hiện.
Nguyên lý sử dụng hệ hống bể xử lý yếm khí kết hợp bổ sung chế phẩm sinh học để phân hủy chất hữu cơ. Sau khi nước được xử lý sẽ chảy sang bể lắng để ngưng tụ lại và tiếp tục phân hủy trước khi chảy ra môi trường hoặc tái sử dụng để tưới cây.
Việc thực hiện mô hình này nhận được sự đồng tình, ủng hộ tích cực của chính quyền các địa phương. Tuy mới được triển khai thí điểm ở các huyện Cẩm Xuyên, Thạch Hà nhưng chính những thành công bước đầu trong xử lý nước thải vùng nông thôn đã phát huy hiệu quả rõ nét trong bảo vệ môi trường và cách làm, nguyên lý hoạt động của mô hình đang được người dân ở nhiều vùng áp dụng tạo nên tính bền vững trong xây dựng nông thôn mới.
Nguyễn Tâm, Thành Trọng/http://hatinhtv.vn
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn