04:23 EST Thứ tư, 13/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Hoạt động các địa phương » huyện Thạch Hà


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thạch Hà xây dựng liên kết vùng thúc đẩy sản xuất hàng hóa

Thứ ba - 13/08/2013 03:27
Tiềm năng, lợi thế đầu nguồn nước tưới của hệ thống thủy nông Kẻ Gỗ, diện tích đất canh tác tương đối lớn, gần trung tâm thành phố... là điều kiện thuận lợi để chính quyền và nhân dân 8 xã phía Tây huyện Thạch Hà triển khai các phương án sản xuất sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực theo hướng liên kết vùng.

 

Vùng 8 xã phía Tây của huyện Thạch Hà có tổng diện tích đất tự nhiên hơn 13.000 ha, trong đó có 5 xã miền núi, 3 xã bán sơn địa và chỉ cách TP Hà Tĩnh từ 5 - 10 km. Đây là điều kiện thuận lợi trong việc phát triển loại hình kinh tế nông - lâm, trang trại gắn với chăn nuôi tập trung và chế biến, tiêu thụ sản phẩm, từng bước CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn.

Thạch Hà xây dựng liên kết vùng thúc đẩy sản xuất hàng hóa
Mô hình trồng hoa tại thôn Xuân Sơn, xã Bắc Sơn. Ảnh: Bá Tân

Những năm gần đây, người dân trong và ngoài tỉnh đã khá quen với các sản phẩm nông nghiệp mang thương hiệu của các xã phía Tây Thạch Hà, như: dưa hấu, hoa cây cảnh ở Bắc Sơn, Thạch Lưu, Thạch Vĩnh; gia cầm và trứng gia cầm ở Thạch Tân, Thạch Đài… Tuy nhiên, theo ông Trần Bá Hoành – Chủ tịch UBND xã Bắc Sơn, thì việc sản xuất các sản phẩm này vẫn đang ở quy mô nhỏ lẻ; giữa sản xuất và tiêu thụ chưa có sự liên kết, còn mang tính tự phát.

Vì vậy, để các sản phẩm này trở thành hàng hóa cung cấp ổn định ra thị trường, các địa phương phải quy hoạch vùng hàng hóa tập trung có tính liên kết giữa các vùng trong xã và kết nối với các xã khác trong vùng. Anh Dương Trung Đức - chủ hộ trồng hoa, cây cảnh ở thôn Xuân Sơn (xã Bắc Sơn) cho rằng, mặc dù hoa Bắc Sơn đảm bảo yếu tố cạnh tranh về chất lượng (độ tươi và màu sắc) nhưng vẫn bị ép giá so với hoa cùng loại của nơi khác do chưa đủ về số lượng để chi phối thị trường. Nhiều đại lý buôn bán hoa ở TP Hà Tĩnh không dám ký hợp đồng tiêu thụ dài hạn với người trồng hoa Bắc Sơn vì sự “bấp bênh”, thiếu chủ động nguồn hàng.

Từ thực tiễn khó khăn trong khâu sản xuất – tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp của các địa phương, Thạch Hà đã xây dựng phương án phát triển sản xuất sản phẩm hàng hóa nông nghiệp chủ lực ở các xã vùng phía Tây theo hướng liên kết vùng với các sản phẩm: lúa hàng hóa, rau, củ quả chất lượng cao; cây cao su, lợn, bò, hươu; hoa cây cảnh; nguyên liệu gỗ rừng trồng. Theo phương án này, trước mắt, Thạch Hà tập trung chỉ đạo các địa phương thực hiện quy hoạch các vùng sản xuất rau, củ, quả, hoa, cây cảnh tại các thôn Kim Sơn, Xuân Sơn (xã Bắc Sơn); Lệ Sơn, Quyết Tiến (xã Thạch Xuân), Mỹ Triều (xã Thạch Tân) và Bắc Tiến (xã Thạch Lưu). Ngoài ra, tại các vùng vườn đồi ở các xã Thạch Vĩnh, Thạch Ngọc, Ngọc Sơn và Bắc Sơn sẽ quy hoạch trồng liền kề các vườn hộ với nhau hình thành vùng trồng cây đào cảnh quy mô lớn.

Cùng với giải pháp quy hoạch thành từng vùng sản xuất chuyên canh tập trung, huyện Thạch Hà triển khai các nhóm giải pháp về giống; đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; chuyển đổi, tích tụ ruộng đất; xây dựng kết cấu hạ tầng; ứng dụng khoa học, công nghệ, đẩy mạnh cơ giới hóa vào sản xuất; phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu; đào tạo nguồn nhân lực và giải pháp chính sách. Ông Nguyễn Quốc Hương - Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết: “Để đảm bảo đầu ra ổn định cho sản phẩm rau, củ, quả, trước hết, các vùng sản xuất này phải đáp ứng tiêu chuẩn sản xuất sản phẩm an toàn theo hướng Viet GAP. Từ đó hình thành các chuỗi sản xuất khép kín từ sản xuất đến đóng gói, bảo quản và tiêu thụ. Trước mắt, huyện tập trung xây dựng mỗi xã 1-3 vùng sản xuất, quy mô tối thiểu 3 ha/vùng và đặc biệt phải có tính liên kết giữa các vùng trong xã và các xã trong vùng để tạo thành khối lượng hàng hóa lớn. Vấn đề đầu ra cho nhóm sản phẩm này cũng sẽ được gỡ khi tại đây sẽ thành lập HTX bao tiêu các sản phẩm đồng thời cung ứng giống, phân bón cho các hộ dân”.

Cũng theo ông Hương, để phương án sản xuất hàng hóa nông nghiệp chủ lực theo hướng liên kết vùng của 8 xã phía Tây sớm đi vào thực tiễn, ngoài các chính sách hỗ trợ của tỉnh, huyện Thạch Hà đã xây dựng và ban hành nhiều chính sách hỗ trợ trong việc xây dựng hạ tầng, giống và tập huấn kỹ thuật cho người dân.

Bá Tân
Theo baohatinh.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 320

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 319


Hôm nayHôm nay : 30429

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 506362

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70733677