17:58 EDT Thứ sáu, 26/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Trồng sâm trên độ cao 1.400m ở Lâm Đồng, vừa chất vừa năng suất

Thứ hai - 19/08/2019 19:13
Mới đây, tại TP.Đà Lạt (Lâm Đồng), Hiệp hội Nhân sâm Hàn Quốc và Công ty CP Sâm Việt VGC đã tổ chức hội thảo quốc tế về “Phát triển sâm Việt Nam công nghệ cao lần thứ nhất tại Lâm Đồng”.

Tại hội thảo này, các nhà khoa học cho rằng, sâm Việt Nam nếu trồng bằng hạt trên đất bằng với mái che nhân tạo và công nghệ mới tại độ cao 1.400m ở Lâm Đồng sẽ cho năng suất cao, hàm lượng saponin vượt trội so tiêu chí dược điển Việt Nam.

Theo TS Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, địa phương có điều kiện tự nhiên, khí hậu và thổ nhưỡng thuận lợi để phát triển nhiều cây dược liệu quý, trong đó có sâm Việt Nam. Những năm qua, sâm Việt Nam là một trong những cây trồng được quan tâm tại địa phương và được nhiều cơ quan, đơn vị nghiên cứu nhân giống bằng in vitro, phân tích, xác định hàm lượng saponin…

Nhiều công trình nghiên cứu đã được công bố với quốc tế, khẳng định đây là cây sâm quý của Việt Nam và trên thế giới. Qua 5 năm thử nghiệm (2014 - 2019) cho thấy, việc trồng sâm Việt Nam tại Lâm Đồng là hoàn toàn khả thi. Cây sâm trồng từ hạt có tỷ lệ nảy mầm, ra hoa, năng suất cây trồng cao.

 trong sam tren do cao 1.400m o lam dong, vua chat vua nang suat hinh anh 1

Việc trồng thành công sâm Ngọc Linh tại Lâm Đồng có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát triển của sâm Việt Nam.
Ảnh:  V.L

GS - TS Nguyễn Minh Đức - Trưởng khoa Dược (Trường Đại học Tôn Đức Thắng), một trong những nhà khoa học trực tiếp trồng Sâm Ngọc Linh tại tỉnh Lâm Đồng cho biết, kết quả trồng cây sâm tại tỉnh Lâm Đồng theo công nghệ mới có ý nghĩa lớn đối với sự phát triển của sâm Việt Nam.

“Lần đầu tiên, cây sâm được trồng đại trà trên cánh đồng phẳng với mái che nhân tạo. Cũng là lần đầu tiên cây sâm được di thực thành công đến Lâm Đồng là nơi có độ cao thấp hơn, khí hậu có nhiệt độ trung bình cao hơn và cách xa vùng sâm bản địa Ngọc Linh. Việc này mở ra triển vọng ở nhiều địa phương cho đất nước ta. Từ Lâm Đồng trở lên với độ cao và nhiệt độ như vậy thì đều có thể trồng sâm” - ông Đức nhận định.

TS Phạm S cũng cho biết, từ những kết quả đạt được, sắp tới, địa phương sẽ giao cho Sở Khoa học và Công nghệ cùng các cơ quan chức năng tiếp tục nghiên cứu và chuẩn hóa quy trình canh tác theo hướng công nghệ cao. Bên cạnh đó, Sở NNPTNT cũng sẽ tiếp cận quy trình để từng bước chuyển giao phát triển sản xuất quy mô lớn trong thời gian tới tại tỉnh.

Được biết, sâm Việt Nam còn gọi là sâm Ngọc Linh, sâm K5… được phát hiện đầu tiên vào năm 1973, ở độ cao 1.800m tại vùng núi Ngọc Linh (tỉnh Kon Tum). Các công trình nghiên cứu khoa học trên nhiều lĩnh vực công bố đến nay đã chứng minh được sâm Việt Nam là loại sâm quý của Việt Nam và thế giới.

http://danviet.vn/nha-nong/trong-sam-tren-do-cao-1400m-o-lam-dong-vua-chat-vua-nang-suat-1006824.html

 

Theo Văn Long/danviet.vn

 
 
 
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 208

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 204


Hôm nayHôm nay : 54770

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1080076

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60088399