12:49 EST Thứ năm, 19/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Chính sách nông thôn mới


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Doanh nghiệp tham gia dạy nghề giải pháp giảm nghèo bền vững

Thứ hai - 08/10/2012 04:22
Thực hiện văn bản thoả thuận hỗ trợ 13 xã có tỷ lệ hộ nghèo trên 50% của huyện Lục Ngạn (Bắc Giang), các doanh nghiệp đã có nhiều hình thức như tặng quà cho các gia đình nghèo ăn Tết, hỗ trợ tiền xây dựng nhà ở, hỗ trợ các nhà trường trong việc mua sắm trang thiết bị dạy học, hỗ trợ nhân dân mua cây, con giống phát triển sản xuất, hỗ trợ các xã nghèo xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi, tổ chức đào tạo nghề cho nông dân.

Nông dân Lục Ngạn được tập huấn kỹ thuật chăm sóc vải thiều.

Là một trong những doanh nghiệp được UBND tỉnh Bắc Giang lựa chọn hỗ trợ các xã nghèo của huyện Lục Ngạn, Công ty TNHH Thương mại Hùng Hiệp đã chọn hình thức hỗ trợ đào tạo nghề miễn phí và tạo việc làm cho người lao động địa phương. Bởi doanh nghiệp xác định, nguyên nhân dẫn đến nghèo đói là do người dân thiếu kiến thức, tay nghề để có thể tham gia lao động sản xuất tại địa phương cũng như thị trường lao động, tạo việc làm, thu nhập cho bản thân. Do vậy mục tiêu hỗ trợ giảm nghèo sẽ không thể có hiệu quả và bền vững nếu người nghèo không được đào tạo nghề và giải quyết việc làm.

Mặc dù có nhiều hình thức nâng cao chất lượng nguồn nhân lực như: đào tạo nghề chính quy, đào tạo nghề cho nông dân tại các cơ sở dạy nghề... nhưng qua nghiên cứu, khảo sát, với các hình thức dạy nghề trên, người nghèo khó tiếp cận vì nhiều lý do như: đã quá tuổi học nghề, không có điều kiện đi học xa nhà, không tham gia được khoá học vì là lao động chính trong gia đình... Do vậy, doanh nghiệp đã tiến hành khảo sát nhu cầu học nghề của người nghèo tại các địa phương, phân loại lao động có nhu cầu học nghề theo từng nhóm ngành nghề để lựa chọn hình thức đào tạo phù hợp.

Được sự đồng thuận ủng hộ của cấp uỷ, chính quyền địa phương cùng sự nỗ lực phấn đấu, vượt qua khó khăn về khoảng cách địa lý, Công ty TNHH Thương mại Hùng Hiệp đã thu hút hàng trăm lao động thuộc hộ nghèo đăng ký học các nghề: Sửa chữa xe máy, may công nghiệp, cơ khí, chăn nuôi thú y tại hai xã Hộ Đáp và Biên Sơn của huyện Lục Ngạn. Sau khi kết thúc chương trình đào tạo, người lao động sẽ được công ty tổ chức thi tốt nghiệp và cấp chứng chỉ nghề theo quy định.

Với các ngành nghề về lĩnh vực nông nghiệp (chăn nuôi thú y, trồng trọt), trong quá trình học tập, người lao động sẽ được doanh nghiệp trang bị những kiến thức cơ bản về hình thức sản xuất theo hướng hàng hoá, phương thức lựa chọn cây - con giống phù hợp, phương pháp điều trị bệnh cho gia súc, gia cầm. Qua các lớp học này, người lao động có điều kiện tiếp cận kiến thức thâm canh, áp dụng một cách có hiệu quả vào phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần tăng thu nhập, từng bước vươn lên thoát nghèo.

Tuy nhiên, việc thu hút người nghèo tham gia các lớp đào tạo còn khó khăn, nhiều người chưa có việc làm hoặc việc làm chưa ổn định nhưng việc vận động đi học nghề là cả một vấn đề. Nguyên nhân là do khi tham gia các lớp học nghề trong thời gian 3 tháng, gia đình không có nguồn thu nhập để trang trải cuộc sống. Do vậy, doanh nghiệp nhiều khi không mở được lớp theo kế hoạch do không chiêu sinh đủ học viên, số học viên tự ý nghỉ học không lý do còn nhiều. Điều này đòi hỏi các cấp ngành và địa phương cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về công tác dạy nghề và giải quyết việc làm cho lao động nghèo, cần có sự quan tâm, tạo nhiều cơ hội cho người nghèo (đặc biệt là đối tượng cận nghèo) có nghề để tìm việc làm ổn định, góp phần ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế. Mặt khác, cần có chính sách ưu tiên, khuyến khích các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế thu hút lao động nghèo vào làm việc; hoặc khai thác, phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp có đầu ra ổn định, truyền nghề, cấy nghề cho lao động nghèo để tổ chức tạo việc làm dưới dạng "vệ tinh ” của doanh nghiệp.

Trần Văn Phu

Nguồn;kinhtenongthon.com.vn

 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: hỗ trợ

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 151

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 149


Hôm nayHôm nay : 39977

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 812428

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72495137