Theo báo cáo của Ban chỉ đạo Trung ương về thực hiện Quyết định 1956 của Thủ tướng Chính phủ (Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) đến năm 2020), từ khi thực hiện đề án đến nay, đã có trên 889.000 LĐNT được học nghề, trong đó gần 650.000 người có việc làm đúng với nghề đào tạo. Các LĐ kiếm được việc làm đã giúp trên 23.500 hộ thoát nghèo; hơn 15.600 hộ trở thành hộ khá.
Nam Thịnh (Tiền Hải - Thái Bình) có gần 7km bờ biển với hơn 1.000ha bãi bồi tự nhiên, lại có cảng cá nên thuận lợi cho việc khai thác, nuôi trồng và tiêu thụ thuỷ - hải sản. Nắm bắt được lợi thế này, chính quyền xã đã khuyến khích nông dân tiến ra biển, xây dựng các mô hình kinh tế mới.
UBND TP Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 3952/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch đấu thầu dự án “Xây dựng hạ tầng kỹ thuật vùng sản xuất rau an toàn tập trung xã Văn Đức, huyện Gia Lâm”.
Từ đầu năm 2012 đến nay, diện tích trồng khoai lang, đặc biệt là khoai lang tím Nhật khu vực ĐBSCL tăng đột biến, nhiều nhất là ở Vĩnh Long. Thế nhưng tỉ lệ nghịch với nó là giá cũng rớt thảm hại. Người dân trồng khoai lang đang hoang mang, lo lắng.
Chiều 7-9, tại Hà Nội, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân, Trưởng ban Chỉ đạo T.Ư thực hiện Ðề án Ðào tạo nghề cho lao động nông thôn (Ðề án 1956) chủ trì Hội nghị giao ban trực tuyến về tình hình thực hiện Ðề án Ðào tạo nghề cho lao động nông thôn (LÐNT), với 63 điểm cầu các tỉnh, thành phố cả nước.
Sau hai năm triển khai Đề án 1956 về đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT), toàn thành phố Hà Nội đã có hàng chục ngàn lao động được đào tạo, có việc làm, nâng cao thu nhập. Mặc dù vậy, công tác đào tạo nghề cho LĐNT vẫn còn nhiều khó khăn.
Theo Phòng NN&PTNT huyện Hồng Dân (Bạc Liêu), đến cuối tháng 8-2012 huyện đã bán được 30/120 tấn lúa một bụi hồng mà trước đó đã phải bỏ tiền ngân sách mua của nông dân do thương lái chê.
Sau một năm triển khai chính sách thí điểm bảo hiểm (BH) tôm nuôi, đã có những nông dân Bạc Liêu đầu tiên được nhận tiền bồi thường. Tuy nhiên, số người tham gia BH không nhiều vì quá trình triển khai vẫn còn một số khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ.
Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) mới được phê duyệt đặt mục tiêu:“DNNN có cơ cấu hợp lý hơn, tập trung vào ngành, lĩnh vực then chốt, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích thiết yếu cho xã hội và quốc phòng, an ninh, làm nòng cốt để kinh tế nhà nước thực hiện được vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để nhà nước định hướng, điều tiết nền kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô”.
Trong những năm qua, hàng chục nghìn tỷ đồng vốn tín dụng ưu đãi của Chính phủ đã được cán bộ trong hệ thống Ngân hàng Chính sách xã hội đưa đến bản nghèo.
"Nông dân sẽ được vay vốn 100% không phải trả lãi suất để tự tạm trữ lúa, gạo của mình". Đó là nội dung chính của Dự thảo tờ trình "Về Quy chế tạm trữ lúa, gạo hỗ trợ trực tiếp cho nông dân" mà Bộ NNPTNT vừa công bố để lấy ý kiến nhân dân.
Sở NN&PTNT Hà Nội vừa phối hợp với UBND các huyện, thị xã rà soát, quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung giai đoạn 2016 - 2020. Để triển khai có hiệu quả quy hoạch này, các huyện, thị xã đang tích cực đẩy nhanh tiến độ dồn điền đổi thửa (DĐĐT).
Chương trình trồng rừng 661 đã kết thúc vào năm 2010 còn dự án phát triển rừng bền vững của Jai-ca thì vẫn đang trong quá trình chờ đợi. 2 năm nay phong trào trồng rừng ở Hà Tĩnh đã bị chững lại, trong khi công tác bảo vệ chăm sóc lại gặp nhiều khó khăn khi mà chủ rừng không hoàn thành đúng định mức với hộ nhận khoán theo quy định. Đã có không ít phức tạp nảy sinh trong bối cảnh thiếu hụt nguồn vốn chăm sóc bảo vệ và trồng rừng.
Chính thức "tái khởi động” hơn một năm nay, nhưng đến thời điểm này số người tham gia bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) vẫn còn rất khiêm tốn. Theo Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam, cho đến thời điểm này, cả nước mới có hơn 98.000 hộ tham gia bảo hiểm sản xuất nông nghiệp (chiếm 3% tổng số hộ thuộc đối tượng BHNN). Con số ít ỏi ấy tiếp tục phản ảnh một thực tế rằng: Người nông dân vẫn chưa quan tâm đến BHNN.
Dự thảo phương án tạm trữ lúa gạo mới đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra lấy ý kiến và đang ở giai đoạn hoàn chỉnh để trình Thủ tướng phê duyệt.
UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa ký Quyết định số 43/2012/QĐ-UBND ban hành quy định chính sách khuyến khích sản xuất giống phát triển một số sản phẩm hàng hoá nông nghiệp chủ lực giai đoạn 2012-2015.
Ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay tại ngân hàng thương mại cho các thương nhân để mua tạm trữ thóc, gạo vụ Hè Thu năm 2012.
Theo ông Kim Văn Tiêu, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, nuôi cá tra theo quy trình VietGAP sẽ giúp nông dân, doanh nghiệp tăng giá trị cho con cá tra thương phẩm, đảm bảo lợi ích cho người nuôi cũng như nhà chế biến xuất khẩu.
Ngân hàng Nhà nước vừa chỉ định 5 ngân hàng thương mại gồm ưu tiên tập trung cho vay phục vụ chăn nuôi, chế biến thịt lợn, gia cầm và cá tra.
Sau khi Bộ Tài chính trình Chính phủ dự thảo Nghị định thay thế Nghị định số 115/2008/NĐ-CP ngày 14/11/2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 143/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 về quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hoàng Văn Thắng cho biết dự thảo này có rất nhiều điểm mới, thiết thực hơn đối với người dân.