05:32 EST Thứ bảy, 21/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

"Cánh đồng trăm triệu" của người thương binh già

Chủ nhật - 05/08/2012 03:58
Chỉ còn chưa đầy 40% sức khỏe (là thương binh hạng 2/4) nhưng cựu chiến binh Lê Xuân Chiến vẫn chiến đấu ròng rã gần 20 năm để cánh đồng quê hương trở thành cánh đồng trăm triệu.

Không chịu đói nghèo

Xã Yên Hòa, Yên Mỹ, Hưng Yên đang đưa phong trào “cánh đồng 50 triệu/ha” thành… chuyện nhỏ. Trên mảnh đất úng ngập trước đây làm hai vụ lúa còn chưa chắc này, những trang trại cây ăn quả, cây cảnh đã thay thế dần cho cây lúa, nguồn thu trăm triệu đồng/ha là con số đứng bét bảng tại đây. Đi đầu và mở ra cuộc cách mạng này là người thương binh luôn coi cuộc chiến chống đói nghèo là nhiệm vụ của mình.

Ông Chiến (áo trắng) và đồng đội bên cây bưởi Diễn đầu tiên của Yên Hòa.

Tuy nằm sát “người khổng lồ” Bắc Hưng Hải nhưng những cánh đồng ở Yên Hòa không được công trình thủy lợi này dành cho sự ưu đãi. Những cánh đồng tại đây được gọi theo ngôn ngữ địa phương là “đồng đĩa”, bởi nó như chiếc đĩa đựng nước của cả vùng. Bao năm trước, chuyện một năm chỉ ăn một vụ lúa thường xảy ra.

Ông Nguyễn Công Tạn - Bộ trưởng Bộ NNPTNN lúc đó, đến thăm vùng đất này và cũng… lắc đầu. Trong bữa cơm đầy tình anh em với những người cựu chiến binh tại đây, ông Tạn đã nói rất chân tình với ông Chiến: Bao giờ mảnh đất này làm một sào mà có năng suất như một mẫu thì dân mới thoát khổ được.

Lời vị Bộ trưởng cao vợi lúc ấy nghe… thật dễ dàng vì ước mong ấy ai cũng nói được (và ai nghe cũng thấy đúng), nhưng chính lời nói ấy đã thúc giục ông Chiến có một bước đột phá với mảnh đất bao năm nay nông dân vẫn cặm cụi với 1 vụ lúa.

Năm 1996, một lần lên Hà Nội, ông đã “choáng” khi được người quen mời ăn một miếng cam và lời giới thiệu: “Loại cam này là đặc sản, mỗi cân mấy chục nghìn cơ đấy”. Dù là cam đặc sản hay cam gì đi nữa thì cũng vẫn phải trồng trên đất mà thôi, mà đất nhà mình đâu có thiếu, nghĩ vậy, ông Chiến quyết định sẽ trồng cây ăn quả để phục vụ nhu cầu khó tính của người Hà Nội.

Nghĩ là làm, ông rủ những người đồng đội của mình là ông Hợi, ông Tùng và ông Hoàn rong ruổi đạp xe lên Hà Nội để tìm hiểu, xem xét thị trường. Gọi là xem xét thị trường cho oai chứ thực ra là ra đại vài cửa hàng hoa quả lớn rồi hỏi xem loại quả nào đang bán chạy nhất, rồi tìm gốc gác nơi trồng theo kiểu “bác lấy hàng này của ai?”, cốt là biết được loại quả nào dân Hà Nội thích mà lại hợp với cánh đồng quê mình.

Bánh xe của ba người cựu binh ấy đi khắp những vùng trông cây ăn quả nổi tiếng cung cấp cho thị trường Hà Nội, nào cam Canh, bưởi Diễn, dưa hấu Hòa Bình… Sau một thời gian tìm hiểu, ông Chiến và đồng đội rút ra hai điều. Thứ nhất là, có rất nhiều loại cây quả mà thị trường Hà Nội thích. Thứ hai, không có loại cây quả nào phù hợp với mảnh đất trũng của quê hương mình cả.

Lận đận tìm đường

Ba người cựu binh bàn bạc và thống nhất: Không có đường thì phải tự làm đường, đất không hợp thì phải thay đổi đất, con đường Hồ Chí Minh vĩ đại còn làm được nữa là mảnh ruộng bé bé nhà mình. Không quản ngày đêm, ông Chiến xẻ rãnh dẫn nước vào ruộng, lấy đất đắp cao thành khu vườn trồng cây ăn quả khô ráo.

Vào thời điểm chỉ 10 năm sau khi xóa bỏ bao cấp, việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ấy không phải là không vấp phải sự phản đối của cả chính quyền lẫn hợp tác xã, tuy nhiên nhờ cái “uy” của người lính vào sinh ra tử, đổ xương máu của mình cho đất nước, ông Chiến vẫn có thể thực hiện được cuộc “tấn công” đầu tiên vào thành trì đói nghèo và bảo thủ của nền nông nghiệp quê hương.

Kinh tế khó khăn, sức khỏe yếu nên đến 4 năm sau - năm 2000, ông Chiến mới có thành quả đầu tiên của mình, và thật không ngờ, nó vượt ra ngoài dự tính. Cây cam Canh đầu tiên trồng trên mảnh đất Yên Hòa cho 50kg quả với giá 7.000 đồng/kg, số tiền bán cam tương đương với hơn 2 tạ lúa.

Cây cam ấy lại chiếm diện tích chưa đầy 2m2, năng suất tương đương 1 tạ lúa/m2/năm là có thật, thực tế này còn vượt xa lời nhắn nhủ của ông Nguyễn Công Tạn khi xưa và Yên Hòa đã chính thức đã bước vào cuộc “tổng tiến công” quy mô lớn để đánh tan thành trì nghèo đói. Ngay sau đó, Đảng ủy xã Yên Hòa đã ra nghị quyết để chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên toàn xã.

Giọt nước mắt cho những người đồng đội

Trước thắng lợi to lớn ấy, những người lính già đã ôm lấy nhau trong niềm vui ông Chiến còn “chơi sang” thuê thợ ảnh về chụp kỷ niệm các anh em cựu chiến bình bên những cây bưởi Diễn, cam Canh đầu tiên của đất Yên Hòa đang sai trĩu quả.

Hiện tại xã Yên Hòa đã có gần 100ha đất lúa chuyển đổi sang trồng cây ăn quả chất lượng cao và cây cảnh, thu nhập bình quân đã vượt qua con số 100 triệu đồng/ha rất nhiều và ông Chiến cũng thảnh thơi vì đã “sắm” được cho mình một “nhân viên” cực oách trong việc sản xuất nông nghiệp, đó chính là cậu con trai thứ hai - cử nhân nông nghiệp Lê Văn Tăng. Tốt nghiệp đại học nhưng Tăng chọn việcquản lý 2ha trang trại cho bố mình thay vì những công việc khác.

Thảnh thơi với công việc sản xuất, giờ ông Chiến chuyên tâm vào chăm sóc vườn cây cảnh trị giá tiền tỉ. Người thương binh này tấm tắc” “Cũng cảm ơn đất nước mình giờ đã đổi mới, kinh tế phát triển và có nhiều người khá giả thích chơi cây nên nghề làm cây cảnh này cũng cho thu nhập khá”. Nguồn thu từ cây ăn quả và cây cảnh của gia đình ông Chiến đã đạt mức 400 triệu đồng/ha/năm.

Các cán bộ lão thành của xã Yên Hòa cho biết: Lúc đó việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng táo bạo này cũng gây khó nghĩ cho chúng tôi, tuy nhiên, anh Chiến đã thuyết phục mọi người: Hãy để tôi làm thử, nếu thất bại thì chỉ mình tôi chịu thiệt nhưng bà con sẽ có được một kinh nghiệm đáng quý. Nói thế thì cấm anh ấy sao được.

Thôn Thái Hòa mà ông Chiến làm trưởng thôn giờ đã thành một guồng máy kinh tế khép kín “không chảy mất đi đâu đồng tiền nào”. 50% lao động làm kinh tế trang trại trực tiếp; 30% lao động làm dịch vụ liên quan đến trang trại: cung cấp giống, phân bón, phân phối hoa quả đi khắp nơi; 20% lao động còn lại làm dịch vụ phục vụ tại chỗ (phục vụ tiêu dùng, sinh hoạt, sửa chữa…).

Riêng tại thôn Thái Hòa hiện đã có tới hơn 20 xe ô tô tải phục vụ việc vận chuyển hàng hóa, đưa hoa quả đi đến nhiều thị trường vì thôn này đã trở thành nơi trung chuyển hàng hoa quả của cả vùng.

Câu chuyện đang đà vui nhưng khi nhắc đến những người đồng đội sát cánh với mình trong cuộc chiến chống đói nghèo cho quê hương, người thương binh già bỗng ầng ậng nước mắt: “Hai người đồng đội già cùng tôi rong ruổi tìm đường làm giàu là ông Trần Văn Hợi và Trần Văn Hoàn đã mất dăm bảy năm trước, cũng may là các ông ấy còn được biết việc làm của mình thành công và có ích cho mọi người”.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 170

Máy chủ tìm kiếm : 8

Khách viếng thăm : 162


Hôm nayHôm nay : 29701

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 893725

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72576434