Sau 3 năm đầu tư nuôi lợn rừng đã cho gia đình anh nguồn thu nhập hơn 250 triệu đồng.Từ kết quả mang lại anh Nguyễn Phi Bình tiếp tục mở rông quy mô chăn nuôi theo hướng hàng hóa. Đến nay, đàn lợn rừng của anh đã có 23 con cả lợn thịt và lợn giống và đang trong thời kỳ sinh trưởng phát triển tốt thích nghi với điều kiện tự nhiên nơi đây. Điều đáng nói, từ mô hình của anh nhiều hộ dân trong xã đã đến tham quan, học hỏi kinh nghiệm, anh rất tận tình hướng dẫn nhờ vậy mô hình chăn nuôi lợn rừng tại xã Cẩm Mỹ đang phát triển mạnh. Nhiều hộ đã xác định chăn nuôi lợn rừng thực sự là nghề xoá đói giảm nghèo cho người dân, mở ra một hướng đi mới trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên địa bàn xã. Đánh giá mô hình chăn nuôi lợn rừng của hộ anh Bình anh Lê Ngọc Hà, Trưởng phòng nông nghiệp huyện cho biết: “Nhờ biết tận dụng lợi thế của một xã vùng núi đất đai rộng lớn, điều kiện tự nhiên thích hợp cho phát triển chăn nuôi lợn rừng đã đưa lại hiệu quả kinh tế cao cho hộ anh Bình. Từ mô hình này sẽ mở ra hướng đi mới cho người dân những xã vùng núi, bán sơn địa ”
Điều đáng nói, nuôi lợn rừng cho giá trị kinh tế cao nhưng nguồn vốn đầu tư ban đầu để mua con giống khá lớn. Vì vậy, để có nhiều mô hình nuôi lợn rừng tại xã miền núi Cẩm Mỹ chính quyền và các tổ chức đoàn thể cần tổ chức các cuộc tham quan đánh giá hiệu quả của mô hình, cũng như nắm bắt nhu cầu về vốn, con giống của các hộ dân để có các biện pháp, và chính sách giúp đỡ để hộ dân yên tâm bước vào chăn nuôi.
Theo hatinhonline.com
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn