10:16 EST Thứ năm, 14/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Niềm vui trồng cam

Thứ tư - 10/04/2013 20:59
Cách đây vài năm, người trồng cam sành ở huyện Kế Sách còn ngêu ngao câu ví buồn: “Cam sành lột vỏ còn “cay”/Nông dân điêu đứng vì cam sau nhà…”. Ấy vậy mà, sau hơn 2 năm thực hiện mô hình trồng cam sành theo dự án Jica do Nhật Bản tài trợ đã xóa tan đi câu ví một thời.


Ông Nguyễn Văn Sơn, cán bộ Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam cho biết, năm 2010 Dự án Jica - Sofri nhằm tăng cường hệ thống khuyến nông để áp dụng tiến bộ kỹ thuật trồng cây có muối cho nông dân nghèo ở ĐBSCL, trong đó có tỉnh Sóc Trăng.

Mục tiêu của dự án là xây dựng mô hình mẫu và 40 ha mô hình mở rộng trong 4 năm. Chuyển giao kỹ thuật cho nông dân trồng cam sành ở Kế An và Kế Thành (huyện Kế Sách). Tăng 30% năng suất so với cách trồng truyền thống, quản lý được bệnh vàng lá greening, giảm 5% giá thành SX…

Cây cam sành đã được người dân địa phương này phát triển nhiều năm trước, nhưng chỉ là trồng theo cách truyền thống thường bị thiệt hại nhiều bởi sâu rầy. “Kể từ khi bà con áp dụng trồng cam theo mô hình mới của dự án Jica thì hiệu quả mang lại thấy rõ. Với cách trồng truyền thống cây cam chỉ sống được khoảng 7-8 năm, trong khi trồng theo cách mới cam sành có thể kéo dài tuổi thọ được hơn 20 năm”. Nông dân Đỗ Văn Út, ấp Kinh Giữa, xã Kế Thành phấn khởi.


Vườn cam trĩu quả của anh Út đang giúp thoát nghèo

Theo lời anh Út, trồng cam sành theo dự án Jica không chỉ thu lợi từ cam, mà còn còn thu lợi được từ nhiều loại cây khác như ổi, ớt…  Dưới gốc cam người dân trồng được thêm nhiều loài cây ăn quả nằm trong danh mục của dự án. Cây cam sành khoảng 2 năm là cho trái, trong khi cây ổi chỉ mất khoảng 8 tháng là có thể thu hoạch. Biện pháp “lấy ngắn nuôi dài” này đã giúp không ít nông dân ở địa phương thoát nghèo.

Ông Võ Quốc Trung, Trưởng phòng Kỹ thuật, Trung tâm Khuyến nông Sóc Trăng hồ hởi: “Cách trồng cam sành xen ổi đã phòng trừ được bệnh vàng lá greening. Vì cây ổi có chất xua được rầy chổng cánh là một đối tượng lan truyền bệnh vàng lá trên cây có muối. Với mật độ trồng giữa các gốc cam cách nhau 4 m giúp bà con dễ chăm sóc cây hơn so với cách trồng dày đặc kiểu truyền thống”.

Đến thăm vườn cam đang cho trái của anh Hồ Minh Hải, ngụ ấp Cầu Chùa, xã Kế An, chúng tôi mới kiểm chứng được hiệu quả từ mô hình mới này. Vườn cam của anh Hải có diện tích 5.700 m2 được trồng 234 cây cam sành xen 450 cây ổi. Trong niềm vui vì vừa lại thu lợi nhuận cao, anh Hải nói: “Đầu tháng giêng năm nay vườn cam nhà tôi cho thu hoạch hơn 1 tấn, với giá bán từ 12.000 - 15.000 đ/kg thu về chục triệu. Riêng cây ổi hàng năm cho huê lợi trên 50 triệu đồng”.

Nhớ lại lúc mới bắt đầu trồng cam theo mô hình này, anh Hải thú nhận: “Lúc đầu tôi không tin mình sẽ thành công, vì kỹ thuật trồng quá cầu kỳ. Nhưng khi bắt vào làm được các chuyên gia Nhật Bản, Viện Cây ăn quả miền Nam, anh em cán bộ khuyến nông địa phương chuyển giao KHKT và hướng dẫn cách chăm sóc. Giờ đây nhìn vườn cam mà cảm thấy sung sướng vô cùng”.

Điều đáng phấn khởi là giờ đây người dân đã bắt đầu tin tưởng vào sự thành công của mô hình SX theo dự án Jica. Và những người quanh năm “bán mặt cho đất, bán lưng cho trời” đang mơ về những vườn cam trĩu quả, mang lại lợi ít kinh tế lớn.

Khi tham dự án Jica, bà con nông dân được các chuyên gia tập huấn kỹ thuật trước khi xuống giống. Cán bộ phụ trách mô hình thường xuyên thăm điểm, hướng dẫn kỹ thuật cho nông dân và giải quyết các tình huống khó khăn xảy ra trong mô hình. Ngoài ra khi tham gia dự án, nông dân được dự án hỗ trợ ở tất cả các khâu giống, vật tư phân bón, thuốc BVTV…

Ngành nông nghiệp địa phương này cho biết, nhờ làm tốt tất cả các khâu cải tạo lại hệ thống mương liếp, đấp mô cao trước khi xuống giống, trồng và chăm sóc đúng phương pháp… nên sau hơn 2 năm đưa vào thử nghiệm, cây cam sành ở địa phương đã đứng vững trước dịch bệnh, khí hậu khắc nghiệt. “Thời gian tới chúng tôi sẽ nhân rộng mô hình này ở nhiều địa phương khác trong toàn tỉnh. Đây là mô hình đem lại hiệu quả thiết thực cho nông dân làm vườn ở thời điểm hiện tại”. Ông Võ Quốc Trung nói.

HH
Theo nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: cam sành

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 237


Hôm nayHôm nay : 40464

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 557966

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70785281