08:02 EDT Thứ ba, 28/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phú Thọ: Lão nông khéo thiết kế mô hình chăn nuôi tổng hợp trên 200 triệu đồng/năm

Thứ ba - 02/04/2013 23:48
“Khi tôi mới lên đây nơi này hoang vu lắm, chỉ toàn cây tạp, đồi lại cao nên phải mất rất nhiều công sức để cải tạo mới được quy cũ như bây giờ” - Trên gương mặt đầy nếp nhăn nheo của lão nông tuổi 57 như đang rạng rỡ khoe thành tích của mình.


Lão nông đó là ông Vũ Văn Luyện ngụ tại khu Thùy Nhật, thị trấn Lâm Thao, huyện Lâm Thao khu 12 xã Tiên Kiên huyện Lâm Thao. Khi đến thăm, chúng tôi không khỏi ngỡ ngàng khi tận mắt chứng kiến trang trại chăn nuôi tổng hợp cho thu nhập trên 200 triệu đồng/năm của gia đình ông.


Trước đây, cả hai vợ chồng ông đều là công nhân nhà máy Supe, mọi chi phí trong gia đình hoàn toàn dựa vào số tiền lương ít ỏi. Năm 2007, ông nghỉ chế độ nên kinh tế gia đình lại càng khó khăn hơn. Ở tuổi 51 lúc đó, sức khỏe còn tốt ông luôn mong muốn tìm một nghề nào đó ổn định để có thêm thu nhập nhưng mãi vẫn chưa biết chọn nghề gì. Cho tới khi được tham gia lớp tập huấn hướng dẫn kỹ thuật chăn nuôi lợn do Trung tâm Khuyến nông Phú Thọ tổ chức ông đã quyết định chọn nghề chăn nuôi để phát triển kinh tế gia đình. Tuy nhiên, mảnh đất gia đình ông đang sống trật hẹp không thể xây dựng chuồng nuôi lợn được nên trước tiên cần phải tìm địa điểm phù hợp.


Với suy nghĩ đó, năm 2008, từ số tiền tích lũy ít ỏi và vay thêm ngân hàng ông đã mạnh dạn mua 1 ha đất rừng tại khu 12, xã Tiên Kiên, huyện Lâm Thao - nơi đây nhiều đồi cao, toàn cây tạp và hoang vu. Được sự đồng ý của chính quyền địa phương, ông cải tạo mảnh đất trồng rừng kém hiệu quả này để xây dựng chuồng nuôi lợn.


Bước đầu xác định vừa làm, vừa học, vừa đúc rút kinh nghiệm nên ông chỉ đầu tư nuôi 10 nái lợn. Sau một thời gian thấy lợn dễ nuôi, đẻ sai con, hiệu quả kinh tế cao nên ông quyết định vay thêm vốn mua thêm con giống mở rộng quy mô chăn nuôi.

Từ kinh nghiệm trong quá trình nuôi, đồng thời tham khảo tài liệu và tham quan một số mô hình chăn nuôi trong tỉnh, ông tự thiết kế chuồng nuôi theo phương thức công nghiệp. Mỗi dãy chuồng đều được trang bị bằng máng ăn, máng uống hiện đại và sử dụng hoàn toàn bằng thức ăn hỗn hợp. Xác định giống là tiền đề, quan trọng trong chăn nuôi nên ông đã đặt mua lợn cái giống Landrat, Yorkshire tại Ninh Bình và lợn đực Duroc tại Thanh Hóa về nuôi. Hiện nay, ông đã có 50 lợn nái ngoại, bình quân mỗi năm 1 con nái đẻ 2 lứa, mỗi lứa 10-12 lợn con thì một năm ông có khoảng 1.000 lợn thịt, sau khi trừ chi phí mỗi lợn thịt cho thu lãi ít nhất 200.000 đồng.                   Theo ông Luyện, để nuôi lợn hiệu quả ngoài việc cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho lợn còn phải trú trọng đến công tác phòng trừ dịch bệnh như, việc vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ, tiêm đầy đủ các loại vắc xin theo quy định, phun thuốc khử trùng định kỳ và thực hiện nghiêm ngặt việc cách ly chuồng nuôi.

 
Ngoài nuôi lợn, ông còn thầu thêm ao cá gần 10 ha để thả các giống cá truyền thống như: cá trắm, cá trôi, cá mè... mỗi năm cho thu hoạch trên 30 tấn cá thương phẩm. Xen giữa các dãy chuồng lợn ông trồng cây sấu, bưởi Diễn, mít Thái vừa để lấy quả vừa cho bóng mát và một số loại cây khác như: sắn dây, xả, gừng là những loại cây ngắn ngày nhanh cho thu hoạch. Phía cuối trang trại là hệ thống bioga dùng để xử lý chất thải chăn nuôi, đồng thời cung cấp chất đốt cho gia đình, giảm chi phí, chống ô nhiễm môi trường.


Ông Luyện chia sẻ: “Khi tôi mới lên đây nơi này hoang vu lắm, chỉ toàn cây tạp, đồi lại cao nên phải mất rất nhiều công sức để cải tạo mới được đẹp như bây giờ. Ban đầu chưa có kiến thức chăn nuôi nên cũng gặp rất nhiều khó khăn, nhờ sự giúp đỡ về kỹ thuật của Trung tâm Khuyến nông tỉnh và sự ủng hộ của chính quyền địa phương tôi mới có thành quả như ngày hôm nay”.


Ông Luyện cho biết, năm 2012 dịch bệnh xảy ra khắp nơi, giá bán lại thấp nhưng gia đình ông vẫn an tâm vì đàn lợn phát triển rất tốt, không bị nhiễm bệnh và chăn nuôi theo phương thức khép kín, tự túc con giống, chi phí thấp nên không hề bị lỗ.


Mô hình chăn nuôi của gia đình ông Luyện cho hiệu quả cao là nhờ biết áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học. Đây là yếu tố cơ bản để phát triển chăn nuôi bền vững trong giai đoạn dịch bệnh luôn diễn biến phức tạp như hiện nay.

 



Lê Thị Kim Dung 

Theo Khuyến nông Việt Nam
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 240

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 239


Hôm nayHôm nay : 48840

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1572569

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 61894526