06:30 EST Thứ bảy, 21/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Điển hình TB, cách làm hay


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

XDNTM ở Bình Định: Những cách làm hay

Thứ tư - 01/08/2012 05:33
Trong quá trình triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới (XDNTM), nhiều địa phương ở Bình Định đã xuất hiện những cách làm hay, điển hình tốt như hiến đất xây dựng hạ tầng, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, tạo việc làm cho lao động nông thôn tại Phước Hưng (Tuy Phước).

Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, tạo việc làm cho lao động nông thôn tại Phước Hưng (Tuy Phước).

Nở rộ phong trào hiến đất làm đường

Ông Cao Văn Nghĩa, Chủ tịch UBND xã Nhơn Lộc (thị xã An Nhơn) cho biết: "Hưởng ứng Chương trình XDNTM, từ đầu năm đến nay, toàn xã có gần 200 hộ dân tại các thôn Cù Lâm, Trường Cửu, An Thành hiến 9.437m2 ruộng vườn để mở rộng nền đường và bê-tông hóa hàng chục kilômét đường giao thông nông thôn, đường nội đồng. Bên cạnh đó, bà con còn cùng nhau chỉnh trang 7 tuyến đường liên xóm, liên thôn với tổng chiều dài hơn 5km, trong đó, xã hỗ trợ 50% kinh phí, còn lại nhân dân tự đóng góp. Ngoài ra, các hộ dân cũng hiến 2.000m3 đất làm đường nội đồng; UBND xã đang tiến hành quy hoạch và cắm mốc giới 33 tuyến đường nội đồng dài trên 22km, mặt đường từ 3,5-5m; rải cấp phối 3 tuyến giao thông nội đồng với hơn 1.500m3; kiên cố hóa 5,33km kênh mương".

Gia đình ông Bùi Long Ẩn, hộ hiến 70m2 đất để làm tuyến đường Đồng Lùng dẫn vào khu dân cư Gò Mít (thôn Cù Lâm) cho biết: "Hiến đất làm đường là việc làm vì lợi ích cộng đồng, vì sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương nhằm XDNTM văn minh, hiện đại, do vậy, ngay sau khi chính quyền xã phát động, gia đình tôi ai cũng ủng hộ và nhất trí hiến đất làm đường. Bây giờ con đường đã hoàn thành, cấp phối thẳng tắp, không chỉ tôi mà hầu hết các gia đình trong thôn đều rất phấn khởi".

Đến nay, phong trào vận động nhân dân hiến đất mở đường ở Nhơn Lộc đã lan tỏa sang các xã lân cận của thị xã An Nhơn. Từ đầu năm 2012 đến nay, xã Nhơn Phúc đã vận động nhân dân hiến trên 2.000m2, người dân xã Nhơn Khánh hiến trên 1.000m2 đất để mở rộng đường, bê-tông hóa giao thông nông thôn, tạo thuận lợi cho đi lại, vận chuyển hàng hóa...

Ông Lê Minh Toán, Phó chủ tịch UBND thị xã An Nhơn cho biết: "Việc người dân tự nguyện góp đất làm đường đã thể hiện nghĩa cử cao đẹp, sự tin tưởng và đồng lòng của nhân dân vào đường lối, chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước trong XDNTM. Tới đây, địa phương sẽ tiếp tục tuyên truyền, thuyết phục bà con hiến đất làm đường tại một số nơi nằm trong vùng quy hoạch, mở rộng các dự án nhằm đẩy nhanh tiến độ XDNTM. Phấn đấu đến năm 2015, thị xã có 3 xã đạt chuẩn NTM và đến năm 2020 có 6 xã đạt chuẩn".

Tích cực chuyển đổi cơ cấu mùa vụ

Tại huyện Tuy Phước, nơi có gần 80% dân số sống dựa vào cây lúa thì rõ ràng, việc nâng cao thu nhập cho nông dân đúng với tiêu chí XDNTM quả là một thách thức không nhỏ. Tuy nhiên, nhờ địa phương tích cực chuyển đổi cơ cấu mùa vụ từ 3 vụ bấp bênh sang 2 vụ ăn chắc, nông dân đã bắt đầu tăng năng suất, sản lượng và thu nhập.

Ông Nguyễn Bay, Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Tuy Phước cho biết: "Huyện đã chọn 2 xã Phước Hưng và Phước Nghĩa làm điểm XDNTM đến năm 2015. Hai xã này tuy có nhiều tiêu chí đạt khá hơn các địa phương khác như có trường đạt chuẩn quốc gia, giao thông nông thôn, an ninh trật tự, hệ thống chính trị vững vàng... nhưng thu nhập của người dân còn thấp vì chủ yếu dựa vào cây lúa, trong khi hạ tầng phục vụ sản xuất chưa hoàn thiện. Giải pháp mà Ban chỉ đạo XDNTM huyện Tuy Phước thực hiện là chuyển toàn bộ diện tích lúa 3 vụ/năm bấp bênh sang 2 vụ/năm ăn chắc. Và đến nay, hầu hết diện tích lúa đã được chuyển đổi thành công, năng suất bình quân đạt 65-70 tạ/ha/vụ, cao hơn sản xuất 3 vụ từ 5-10 tạ/ha/năm".

Không những tăng năng suất, việc chuyển đổi mùa vụ còn giúp bà con chủ động phòng tránh thiên tai, lũ lụt, cắt được vòng đời sinh trưởng, phát triển của nhiều loại sâu bệnh gây hại. Ngoài ra, người dân còn có thêm thời gian nông nhàn để phát triển chăn nuôi, trồng trọt, làm nghề phụ… "So với làm 3 vụ/năm, 1ha ruộng 2 vụ/năm cho thu nhập cao hơn 4-5 triệu đồng/ha/vụ. Mặc dù chỉ làm 2 vụ/năm nhưng tổng sản lượng lúa vẫn ngang bằng thậm chí cao hơn so với làm 3 vụ nhờ bố trí các giống lúa lai, lúa thuần có năng suất cao, chất lượng tốt…", ông Bay nói.

Từ các xã điểm, đến nay, toàn huyện Tuy Phước đã chuyển đổi được 6.628/7.400ha lúa. Đặc biệt là sau khi chuyển đổi cơ cấu sản xuất mùa vụ, các vùng quê có thêm nhiều lao động nông nhàn, xã Phước Hưng đã hình thành khu tiểu thủ công nghiệp chuyên sơ chế gỗ và đan đồ mỹ nghệ bằng bẹ chuối, riêng người dân thôn Biểu Chánh phát triển nghề trồng rau cao cấp, nông dân xã Phước Nghĩa làm nấm rơm…

Để nâng cao thu nhập cho nông dân, huyện Tuy Phước đang có kế hoạch hỗ trợ vốn cho nông dân đưa cơ giới hóa vào sản xuất, giảm lao động trong khâu thu hoạch lúa để dành thời gian tham gia vào các ngành nghề khác.

Theo Kinhtenongthon
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 184

Máy chủ tìm kiếm : 6

Khách viếng thăm : 178


Hôm nayHôm nay : 31730

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 895754

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72578463