Cách trung tâm TP Thanh Hóa 25km về phía Đông Bắc, tuyến biển của huyện Hậu Lộc dài 17,5km bao gồm 6 xã mép nước là: Ngư Lộc, Minh Lộc, Đa Lộc, Hưng Lộc, Hải Lộc và Hòa Lộc với gần 1.000 phương tiện tàu, thuyền.
Sau nhiều năm tảo tần với nhiều phương thức làm kinh tế, đến nay gia đình ông Ngô Văn Lầu ở đội 4, xóm 8B, thôn Tình Phú Nam, xã Hành Minh (Nghĩa Hành) đã có một cuộc sống đủ đầy. Hằng năm, thu nhập từ mô hình kinh tế tổng hợp mang lại cho gia đình ông khoảng 180 triệu đồng.
Được sự giới thiệu của đồng chí Phan Hải Hiến, Bí thư Đoàn thị trấn Cửa Tùng, tôi tìm gặp Ngô Văn Nga, sinh năm 1991, một thanh niên còn rất trẻ nhưng là một điển hình trong phong trào “Đoàn viên thanh niên làm kinh tế giỏi” của thị trấn Cửa Tùng, huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị).
Hàng trăm đôi uyên ương tại xã biển Ngư Lộc (huyện Hậu Lộc, Thanh Hóa) đã thoát khỏi cảnh nợ nần sau ngày cưới với mô hình đám cưới “siêu tiết kiệm”.
(Dân Việt) - Vốn ưu đãi từ Ngân hàng CSXH đang là nguồn động lực quan trọng giúp người dân huyện Ý Yên (Nam Định) thoát nghèo, phát triển làng nghề với quy mô lớn.
Nhiều năm qua, Cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” được các cấp MTTQ của thành phố Vị Thanh (Hậu Giang) triển khai ngày càng rộng rãi, ý thức của người dân đã được nâng lên rõ nét, từng bước góp phần xây dựng thành phố ngày càng hiện đại văn minh…
Với ngành chè của Lai Châu, nhắc đến cái tên Phạm Thị Nụ dường như ai cũng biết. Nghị lực vượt khó vươn lên làm giàu từ cây chè trên quê hương thứ hai của người con gái vùng đất “Chị Hai năm tấn” đã làm cảm phục những con người nơi đầy gian khó này. Nhiều năm vất vả, trăn trở với cây chè, giờ đây chị Nụ đã giúp nhiều bà con dân tộc có việc làm ổn định, vươn lên thoát khỏi cái đói, cái nghèo.
Mức thu nhập hơn 20 triệu đồng/sào (360m2)/năm là kết quả từ sự cần cù, chăm chỉ của người trồng rau xã Trung An (Vũ Thư - Thái Bình).
Sau “nữ hoàng” nho, táo cũng được xem là cây trồng chủ lực của Ninh Thuận. Chính vì thế, trên địa bàn các huyện Ninh Phước, Ninh Sơn, Thuận Bắc, Thuận Nam và TP. Phan Rang - Tháp Chàm đã và đang xuất hiện nhiều mô hình trang trại trồng táo kết hợp nuôi dê cho hiệu quả kinh tế cao.
Hạ Hòa là một huyện miền núi của tỉnh Phú Thọ, nơi có sông Hồng chảy qua, và đây cũng là địa phương có chiều dài đê khá lớn từ dọc xã Vụ Cầu đến xã Liên Phương. Căn cứ vào lợi thế ven sông có phù sa sông Hồng quanh năm bồi đắp, tại chân các diện tích đê của các xã, trạm khuyến nông huyện Hạ Hòa đã khuyến khích người dân trồng chuối gòng. Đến nay, hiệu quả từ mô hình này đã mang lại nhiều lợi ích cho người dân.
NDĐT- Ít ai ngờ rằng, ở một khu rừng núi heo hút thuộc bản Nà Cọ, xã Đông Viên, huyện Chợ Đồn, Bắc Cạn, lại có một trang trại quy mô lớn chuyên nuôi lợn rừng, dúi, cá mang lại thu nhập mỗi năm hàng tỷ đồng. Làm nên cơ ngơi này là người thanh niên trẻ tuổi Chu Quang Phúc.
Trong sản xuất nông nghiệp ở TP Hồ Chí Minh, ngày càng xuất hiện nhiều nông dân vươn lên trở thành tỷ phú. Bí quyết của họ, đơn giản là sự cần cù, năng động, mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực đầy rủi ro này...
Chỉ với 500m2 đất ven sông Châu Thành, mỗi năm, anh Phạm Văn Thành (44 tuổi), thôn Cổ Ra, Nam Trực, Nam Định thu về hơn 5 tỷ đồng nhờ chăn nuôi.
Người nông dân ở mỗi quốc gia, mỗi vùng miền đều trải qua quá trình phát triển khác nhau, phụ thuộc vào điều kiện của loại hình canh tác và bối cảnh lịch sử của mỗi khu vực cũng như phụ thuộc vào sự phát triển của môi trường sinh thái. Năng suất và sản lượng phụ thuộc vào chính sách quốc gia, sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, giáo dục, thông tin và văn hóa khu vực. Dù bất cứ hoàn cảnh nào, người nông dân cũng được đánh giá cao và đáng được tôn trọng. Chúng ta hãy cùng khám phá về một số khía cạnh mà nông thôn mới ứng dụng ở một số quốc gia tiêu biểu trên thế giới nhé.
Trong khi ở nhiều địa phương, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng luôn là một thách thức không nhỏ, thì ở huyện Nga Sơn, bằng nhiều biện pháp tuyên truyền, vận động của các cấp hội nông dân, nhiều hội viên đã tự nguyện hiến đất, thậm chí tự tay phá đi các công trình phụ trợ, hoa màu trên đất để xây dựng các công trình phúc lợi mà không đòi hỏi bất kỳ một sự bồi thường nào. Với họ, được đi trên những con đường bê tông phẳng lỳ, con em được học trong những lớp học khang trang là niềm vui không gì sánh bằng.
Thực hiện lời dạy của Bác về công tác dân vận “dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong”. Từ lời dạy đó, Đảng uỷ - UBND xã Tân Lợi – một trong 3 xã điểm xây dựng Nông thôn mới của Huyện Tịnh Biên đã thực hiện tốt công tác xã hội hoá trong triển khai xây dựng các công trình, hạng mục của nông thôn mới mà không cần nhiều vốn ở địa phương.
(QT) - Vĩnh Linh (Quảng Trị) là huyện có tiềm năng lợi thế để phát triển một nền sản xuất nông nghiệp toàn diện với trên 67% lao động là nông dân, gần 70% dân cư sống ở vùng nông thôn. Với những điều kiện thuận lợi về đất đai, nhân lực, nhằm khai thác có hiệu quả các tiềm năng lợi thế của địa phương phục vụ cho việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung và nông nghiệp nói riêng, năm 2007, huyện đã triển khai thực hiện Đề án “Nhân rộng mô hình sản xuất nông nghiệp có giá trị thu nhập 50 triệu đồng/ha/năm trở lên, giai đoạn 2007-2010 và những năm tiếp theo”. Qua hơn 5 năm thực hiện, đề án đã mang lại hiệu quả với những chuyển biến rõ nét trong phát triển kinh tế nông nghiệp ở địa phương.
Đó là mô hình trang trại tổng hợp của gia đình anh Nguyễn Sỹ Khánh ở thôn 5, xã Gia Hanh (Can Lộc). Bằng lòng quyết tâm, nghị lực, sự cần cù, sáng tạo trong lao động, sản xuất, anh Khánh đã xây dựng trang trại theo mô hình VAC điển hình của xã với thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm.
Thiết thực hưởng ứng chủ đề “Tuổi trẻ xây dựng nông thôn mới” của Tháng Thanh niên 2013, ngày 9/3/2013, Huyện đoàn Vũ Quang đã phối hợp Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hợp tác xã chăn nuôi và dịch vụ tổng hợp Nông Phát tổ chức khởi công mở rộng mô hình 2.000 gốc cam của đồng chí Nguyễn Văn Dũng - Thôn Cao Phong, xã Đức Lĩnh.
Nhằm hạn chế tối đa những thiệt hại không đáng có đối với ngành chăn nuôi do chủ quan, lơ là, thiếu hiểu biết về Pháp lệnh Thú y…, ngay từ những ngày đầu năm 2013, huyện Lệ Thủy đã triển khai nhiều biện pháp khá quyết liệt để thúc đẩy phát triển chăn nuôi theo hướng an toàn, hiệu quả. Tại thời điểm này, công tác thống kê, kiểm soát, vệ sinh tiêu độc khử trùng, tiêm phòng vắcxin… đang được các cấp chính quyền ở huyện Lệ Thủy thực hiện tích cực.