Nhằm chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đưa giống mới vào sản xuất, Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Đắk Nông kết hợp với Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư các huyện Tuy Đức, Đắk R'lấp, Đắk Song triển khai 3 mô hình trồng măng tây xanh với tổng kinh phí 209.745.500 đồng.
“Dám nghĩ, dám làm nhưng có tính toán và làm gì cũng phải học, đó là con đường dẫn đến thắng lợi” - kinh nghiệm này đã được cựu chiến binh Bùi Văn Thắng, ở xã Bảo Sơn, huyện Lục Nam, Bắc Giang đúc kết sau nhiều năm tâm huyết với nghề nông.
Với 400 triệu đồng Quỹ Hỗ trợ nông dân (T.Ư Hội NDVN) cho vay, nhiều hộ ở xã Nam Vân, TP.Nam Định đã mở rộng diện tích và liên kết với nhau để trồng cây cảnh...
Hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới (XDNTM), thôn Tân Hưng, xã Ea Kao (TP. Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk) đã triển khai mô hình thí điểm cánh đồng mẫu lúa nước đầu tiên tại Tây Nguyên, với sự tham gia của 4 "nhà" (nhà nước, nhà nông, nhà khoa học, doanh nghiệp). Đây là mô hình được đánh giá có nhiều triển vọng, mở ra hướng đi mới trong việc nâng cao thu nhập cho nông dân.
Trời không phụ người chịu khó, năm 2010 anh thu hơn 1 tỷ đồng, năm 2011 thu hơn 1,4 tỷ đồng từ cà phê.
Đến vùng đất cổ Đường Lâm, huyện Ba Vì, Hà Nội ai cũng biết đến mô hình chăn nuôi gà Mía hiệu quả nhờ mạnh dạn đầu tư, áp dụng khoa học của ông Nguyễn Quốc Quân (60 tuổi), người gắn liền với thương hiệu này nhiều năm nay.
UBND TP vừa có Quyết định số 3610/QĐ-UBND giao cho UBND huyện Thường Tín chuẩn bị đầu tư dự án Xây dựng vùng sản xuất rau an toàn tại xã Tân Minh.
Gia đình anh chị Phùng Thị Nga, Ma Văn Du là một hộ nông dân tiêu biểu của xóm Đồng Quốc, xã Yên Trạch, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên với mô hình chăn nuôi tổng hợp thành công.
KTĐT - Để tháo gỡ khó khăn về nguồn vốn, thúc đẩy đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, UBND TP vừa có Quyết định số 16/2012/QĐ-UBND ban hành một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất nông nghiệp, xây dựng hạ tầng nông thôn TP Hà Nội giai đoạn 2012 - 2016.
Đó là nhận xét của ông Nguyễn Văn Dân - Phó Chủ tịch Hội Nông dân (ND) quận Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh về Chi hội trưởng Chi hội ND khu 3, phường Linh Xuân - bà Võ Thị Hà.
Sau ít năm nuôi heo rừng, vợ chồng anh Huỳnh Ngọc Ty - Trần Thị Hà ở thôn Hói Dừa, thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, Thừa Thiên - Huế đã có tài sản ước tính cả tỷ đồng.
Nghị quyết về “Xây dựng NTM giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020” của Tỉnh ủy Thái Bình đề ra mục tiêu: “Đời sống của nhân dân phải ngày càng được nâng cao... ưu tiên hàng đầu cho thúc đẩy sản xuất phát triển”.
Ớt không khó trồng nhưng đã trồng để xuất khẩu thì phải tuân thủ mọi khâu chăm sóc nghiêm ngặt.
Từ khi có mô hình mới này của Hội ND huyện đưa về, nhiều gia đình ở xã Quang Chiểu, huyện vùng cao, biên giới Mường Lát (Thanh Hóa) không những đủ thóc ăn, mà còn có dư để bán.
Từ thắng lợi toàn diện của vụ sản xuất Đông Xuân năm 2011 - 2012, xã Thạch Môn đã tập trung chỉ đạo quyết liệt triển khai sản xuất vụ Hè Thu hiệu quả. Đến thời điểm này, 140ha lúa, 54,5ha rau màu đang phát triển tốt hứa hẹn một vụ mùa bội thu.
Từng được biết đến là thủ phủ càphê của cả nước, nay Đắk Lắk lại trở thành vùng sản xuất cá giống nước ngọt lớn nhất miền Trung - Tây Nguyên, cung cấp một lượng lớn cá bột và cá giống cho nhiều tỉnh, thành trong khu vực.
Khoảng 5 năm trở lại đây, cây bơ đã bén rễ, phát huy hiệu quả kinh tế trên đất Mộc Châu (Sơn La), loại quả vốn chỉ có ở Tây Nguyên.
NDĐT- Trong khi khoa học tiến bộ nghiên cứu ra các loại thuốc thực vật nhằm tăng năng suất, giảm bớt sức lao động bỏ ra của con người thì vẫn có những người nông dân kiên trì sản xuất rau “thủ công”. Ấy vậy mà họ đã tạo ra thương hiệu Rau hữu cơ. Sau bốn năm làm quen với quy trình sản xuất này, nhiều người nông dân ở Thanh Xuân – Sóc Sơn (Hà Nội) thậm chí còn… “ham” trồng rau hữu cơ.
Là xã có địa bàn rộng, chia làm hai khu rõ rệt bao gồm vùng chiêm trũng và vùng đồi gò núi cao, đồng đất không đều, ruộng bậc thang khiến năng suất, sản lượng cây trồng thấp. Để khắc phục những khó khăn trên, xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ quyết tâm dồn điền đổi thửa (DĐĐT) hình thành những vùng sản xuất hàng hóa chuyên canh lớn.
Trong khi các trang trại nuôi lợn nhà xuất hiện như "nấm mọc sau mưa" ở cả miền ngược lẫn miền xuôi thì tại thị trấn Lao Bảo (huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị), một số hộ dân lại đầu tư hàng trăm triệu đồng để nuôi lợn rừng. Mô hình này mang lại hiệu quả kinh tế rất cao.