Nhằm tăng giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích, vụ sản xuất hè thu năm nay, huyện Cẩm Xuyên đã tập trung cao cho việc sản xuất giống lúa mới, áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất để phát triển sản xuất lúa theo hướng hàng hóa và gắn với thực hiện đề án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân trong xây dựng NTM.
Với gần một mẫu ruộng, trong thời điểm lúa lại đang xuống giá, nên để chuẩn bị cho vụ sản xuất hè thu Chị Nguyễn Thị Loan, thôn Trung Trạm xã Cẩm Bình rất lo lắng về nguồn giống, phân bón cho vụ sản xuất. Nhưng cùng với chính sách hỗ trợ về nguồn giống và tín chấp cho mua phân bón của Tỉnh, huyện và xã Cẩm Bình. Bên cạnh việc sản xuất lại chủ yếu cơ giới hóa, nên chỉ hơn một tuần gia đình chị đã gieo xong toàn bộ diện tích lúa hè thu. Chị Nguyễn Thị Loan nói: “Qua tuyên truyền vận động của chính quyền địa phương chúng tôi đã nhận thức đúng đắn về sản xuất lúa hàng hóa để tăng giá trị kinh tế trên một đơn vị diện tích, nên gia đình tôi đã mạnh bỏ các loại giống cũ chuyển sang sản xuất giống VTNA2”.
|
Bà con nhân dân xã Cẩm Phúc, cày bừa sản xuất vụ hè thu năm 2012 |
Xác định sản phẩm nông nghiệp vẩn là sản phẩm chủ lực trong thực hiện Đề án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân, chính vì trong vụ sản xuất hè thu năm nay huyện Cẩm Xuyên đang tập trung cao cho sản xuất lúa hàng hóa. Theo kế hoạch Cẩm Xuyên sẽ gieo cấy hơn 8300ha, cơ cấu 100% giống lúa dưới 100 ngày như: PC6, TH3-3, VTNA2, QR1, trong đó sản xuất hơn 1100ha lúa VTNA2. Đây là những giống lúa đã được tổng kết đánh giá qua vụ sản xuất Đông Xuân 2011-2012 cho thấy phù hợp với đồng đất Cẩm Xuyên; với những ưu thế đó, nên năm nay bà con nông dân rất tin tưởng phấn khởi sản xuất giống lúa này. Ông Nguyễn Văn Sơn – thôn trưởng thôn 10 xã Cẩm Phúc trao đổi với chúng tôi: “ Từ kết quả khảo nghiệm trong vụ đông xuân vụ hè thu này 100% hộ dân trong thôn sử dụng giống lúa VTNA2 để sản xuất, hộ nhiều thì 5 sào, hộ ít cũng làm từ 1 - 2 sào, nhân dân rất phấn khởi, bởi đây là cơ sở để chúng tôi nâng cao giá trị trên một đơn vị diện tích”.
Để bà con nông dân nắm được kiến thức sản xuất các địa phương đã tổ chức cho bà con nông dân tham quan các mô hình sản xuất lúa chất lượng cao tại Nghệ An. Đây cũng chính là cơ sở để bà con nông dân xóa bỏ các giống lúa cũ và được xem là thắng lợi lớn trong việc chuyển dịch cơ cấu giống trên toàn bộ diện tích sản xuất lúa ở Cẩm Xuyên. Để giảm khó khăn cho bà con nông dân, trong vụ sản xuất hè thu, Phòng Nông nghiệp &PTNT huyện Cẩm Xuyên đã ký kết với Công ty cổ phần vật tư Nghệ An theo hình thức liên kết 4 nhà, trong đó Công ty cung ứng giống, phân bón cho bà con nông dân, đến khi thu hoạch sẽ thu mua sản phẩm lúa và khẩu trừ tiền phân bón, còn nguồn giống thì được Tỉnh hỗ trợ 20%, huyện hỗ trợ 30%, các xã, thị hổ trợ từ 30 đến 50%. Ông Trần Văn Hân – Thôn 4 xã Cẩm Thăng cho biết: “Được sự hỗ trợ về nguồn giống, phân bón, tập huấn kỷ thuật chúng tôi rất phấn khởi, huy động mọi nhân lực máy móc đẩy nhanh tiến độ sản xuất, đảm bảo lịch thời vụ.”
|
Bà con nhân dân xã Cẩm Thăng gieo giống bằng công cụ sạ hàng |
Từ thay đổi nhận thức, thay đổi tư duy, với nhiều giải pháp đồng bộ trong vụ sản xuất hè thu năm nay, Cẩm Xuyên phấn đấu giành một vụ sản xuất bội thu. Đây chính là tiền đề quan trọng để Cẩm Xuyên nâng cao thu nhập trên một đơn vị diện tích, góp phần đẩy nhanh tiến độ xây dựng nông thôn mới. Ông Trần Hữu Duyệt – Phó chủ tịch UBND huyện Cẩm Xuyên cho biết “ Gắn với thay đổi cơ cấu bộ giống theo hướng sản xuất lúa hàng hóa, nhằm đáp ứng nhu cầu về nguồn giống trên địa bàn trong vụ sản xuất hè thu năm nay huyện Cẩm Xuyên đã xây dựng mô hình sản xuất lúa giống RVT tại xã Cẩm Thăng với diện tích hơn 21ha theo phương pháp sạ hàng. Xây dựng các cánh đồng mẫu tại các xã, thị trấn để tiếp tục nhân rộng trong các vụ sản xuất sau. Và chúng tôi sẽ tập trung cán bộ kỷ thuật xuống cơ sở để nắm bắt quá trình sinh trưởng phát triển của cây lúa để có những bổ cứu kịp thời trong chăm bón, chống hạn và phòng trừ sâu bệnh để giành vụ sản xuất hè thu thắng lợi ” .
Bài, ảnh: Hồng Phượng - Trọng Thái
Đài PT-TH Cẩm Xuyên