Việc sử dụng nước tưới tiết kiệm nhưng không ảnh hưởng năng suất lúa đang là vấn đề cần quan tâm. Theo nghiên cứu của Trường Đại học Cần Thơ và Đại học An Giang công thức tưới khô ngậm luân phiên so với tưới ngậm liên tục trên đất phù sa trồng lúa không có sự khác biệt về năng suất lúa. Tuy nhiên phương pháp tưới khô ngập luân phiên đã mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn trong sản xuất lúa vì nó tiết kiệm được 33,3% lượng nước tưới so với phương pháp tưới ngập liên tục. Đây là cơ sở để xây dựng quy trình tưới nước tiết kiệm cho cây lúa trong điều kiện SX thiếu nước hiện nay tại Bình Định.
1. Giảm thiểu lượng nước làm đất.
Giảm từ khâu làm đất đến khi gieo trồng: nước đi đến đâu tập trung máy cày xới xáo làm đất và gieo sạ đến đó.
Giảm khâu cày vỡ đất, không nên để mặt ruộng quá khô (rút ngắn khoảng cách giữa vụ đông xuân và vụ thu).
Có hệ thống kênh mương nội đồng tốt và thông thoáng.
2. Tưới nước theo nhu cầu của cây lúa:
2.1 Giai đoạn từ 1 - 3 ngày sau sạ
Giữ ruộng đủ ẩm mạ chóng ngồi và mọc nhanh. Rễ lúa được cung cấp ôxy thuận lợi nên phát triển tốt và quá trình phân giải của nội nhũ cũng thuận lợi
2.2 Giai đoạn từ 3 - 10 ngày sau sạ
Giai đoạn này tưới ngập liên tục với mực nước nông khoảng 2 – 3 cm. Phát huy hiệu quả của thuốc trừ cỏ tiền nảy mầm và bắt đầu chăm sóc bón phân lần 1 (10 NSS) giúp lúa đẻ nhánh sớm và tập trung.
2.3 Giai đoạn từ 10 NSS đến trước trỗ.
Giai đoạn này tưới khô ngập luân phiên nhau, ngoại trừ giai đoạn bón phân lần 2 (20 – 22 NSS) và bón phân lần 3 (40 – 45 NSS). Khi mực nước trên ruộng giảm xuống 10 – 15 cm cách mặt đất thì tưới nước trở lại ở mức 5 cm.
2.4 Giai đoạn lúa bắt đầu trỗ đến chín.
Giai đoạn này tưới nước ngập liên tục (giai đoạn lúa trỗ khoảng 10 ngày) ở mức nước khoảng 5 cm.
Sau 10 ngày từ khi lúa bắt đầu trỗ tưới nước khô ngập luân phiên và dừng tưới nước trước khi thu hoạch 10 – 14 ngày./
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn