23:21 EDT Thứ sáu, 03/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chăm sóc tôm nuôi trong mùa mưa

Thứ tư - 05/09/2012 21:00
Tôm sú là loài động vật máu lạnh nên cơ thể của tôm chỉ có thể thay đổi và thích ứng trong khoảng biên độ dao động của các yếu tố môi trường nuôi một cách giới hạn. Nếu các yếu tố môi trường thay đổi đột ngột, vượt quá giới hạn cho phép, tôm sẽ bị sốc, suy yếu và có thể chết hàng loạt. Do đó, trong mùa mưa, bà con nuôi tôm cần chuẩn bị đồng bộ các khâu từ khi xử lý ao đến khi nuôi tôm.
 
Thu hoạch tôm.

Chuẩn bị ao lắng

Nuôi tôm sú thâm canh trong mùa mưa phải bố trí ao lắng và xử lý nước đúng quy trình trước khi cấp vào ao nuôi. Ao lắng có diện tích bằng 1/3-1/2 ao nuôi; phải dự trữ đủ nước để sẵn sàng thay nước cho ao nuôi. Có thể thay đổi ao nuôi thành ao lắng sau từng vụ.

Mật độ thả nuôi

Mùa mưa, chỉ nên thả nuôi với mật độ vừa phải (dưới 25 con/m2).

Ổn định môi trường ao nuôi

Vào mùa mưa, cần tăng cường hệ thống quạt nước nhằm giảm phân tầng về nhiệt độ, độ mặn, ôxy trong ao nuôi. Ước tính, 1 cánh quạt cung cấp đủ ôxy cho 2.800 con tôm từ lúc mới thả đến khi thu hoạch. Lắp cánh quạt theo đúng yêu cầu kỹ thuật sao cho khi quạt vận hành nước phải xoáy vào giữa ao để gom mùn bã hữu cơ vào giữa ao, vận tốc của guồng quay phải đạt 80-85 vòng/phút.

Kiểm tra hoạt động của tôm

Sau cơn mưa, cần kiểm tra phản xạ, màu sắc, hình dáng bên ngoài, kiểm tra đường ruột của tôm, thức ăn trong nhá…

Theo dõi môi trường nước

Hằng ngày phải kiểm tra độ pH, độ kiềm, độ đục, mặn của nước ao ít nhất 1 lần để có biện pháp xử lý, điều chỉnh phù hợp. pH trong ao nuôi luôn phải đạt 7,5-8,5. Nước mưa làm rửa trôi phèn từ bờ xuống ao, làm giảm pH nước trong ao.

Để hạn chế tình trạng này, phải rải vôi dọc bờ ao trước khi trời mưa (rải khô) khoảng 10kg/100m2. Khi mưa to, mực nước ao nuôi lên cao, cần xả bớt nước mặt để tránh giảm độ mặn đột ngột và tràn bờ, vỡ cống.

Độ kiềm thích hợp cho tôm sú là 90-130 ppm. Nếu độ kiềm trong ao nuôi giảm xuống thấp thì ngâm vôi Dolomite vào nước ngọt, 24 giờ sau đó tạt đều xuống ao (nên tạt vào lúc 20-22 giờ).

Cứ 1,655g vôi Dolomite làm cho 1m3 nước tăng độ kiềm lên 1 mg/ml. Khi tăng độ kiềm trong ao, cần lưu ý chỉ tăng 1 lần 10 mg/ml; sau đó lặp lại, không tăng quá nhiều sẽ làm tôm bị sốc.

Quản lý tảo

Khi độ mặn trong ao thấp hơn 8‰, thường xuất hiện tảo lục có màu xanh đậm như nước rau má. Khi đó ao nuôi tôm thường có các hiện tượng như: tảo thường bị tàn lụi; pH dao động mạnh trong ngày; tôm thường bị đóng rong; ao nuôi bị thiếu ôxy vào sáng sớm; tôm dễ bị đen mang, vàng mang.

Để khắc phục, cần sử dụng chế phẩm BKC 800 với nồng độ 0,5 ppm diệt tảo. Chọn 1/3 diện tích ao hướng cuối gió để tạt vào lúc trời nắng (không sử dụng quạt nước). Sử dụng ZEOBAC 3-5 ppm để hấp thụ khí độc do xác tảo lắng dưới đáy ao sinh ra. Ngoài ra, cần vớt bọt tảo tàn sau khi sử dụng thuốc diệt tảo.

Xử lý nước đục trong ao

Vào mùa mưa, nước trong ao nuôi tôm thường bị hiện tượng vẩn đục, chủ yếu do hạt sét gây nên. Nước đục làm giới hạn sự quang hợp của tảo làm thiếu ôxy trong ao, tăng hàm lượng CO2 làm tôm ngạt thở; tảo thường bị tàn đột ngột; phù sa bám vào mang tôm làm cho tôm hay bị sưng hoặc vàng mang.

Có thể sử dụng 150kg thạch cao đánh cho 5.000m3 nước, nếu sau 2 lần đánh mà nước vẫn chưa trong thì nên tăng nồng độ ở lần thứ ba. Chú ý, khi sử dụng thạch cao phải nâng độ kiềm của ao lên 100 ppm rồi mới sử dụng. Khi nước đã giảm đục, cần phải gây màu nước bằng cách dùng 2-3kg BLUEMIX/1.000m3 nước.

Quản lý khí độc

Khi ao nuôi bị nhiễm khí độc NH3, H2S, NO2, tôm nuôi thường có các dấu hiệu như: thân tôm có màu đỏ nhạt, vỏ ốp, bơi lờ đờ trên mặt nước, giảm ăn. Nếu bệnh nặng có thể tấp bờ, chết rải rác đến hàng loạt.

Do đó, cần tránh hiện tượng dư thừa thức ăn, cần có ao lắng để thay nước thường xuyên vào những tháng cuối, sử dụng định kỳ men vi sinh để xử lý nền đáy ao, tăng cường hệ thống máy quạt nước.

Quản lý thức ăn

Nếu dư thức ăn sẽ làm tảo lục phát triển mạnh, pH nước ao dao động, tôm bị đóng rong. Ngay khi thấy trời âm u sắp mưa, cần giảm lượng thức ăn hoặc thậm chí ngừng cho ăn nếu cơn mưa đến gần; chờ đến khi ngớt mưa mới cho ăn với số lượng giảm 30-50% lượng thức ăn bình thường.

Để bảo đảm sức đề kháng và tránh cho tôm bị mềm vỏ, có thể trộn vào thức ăn các loại vitamin tổng hợp, khoáng chất, vitamin C mỗi ngày.

ThS. Đoàn Hữu Nghị

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

 
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 228

Máy chủ tìm kiếm : 29

Khách viếng thăm : 199


Hôm nayHôm nay : 62385

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 200404

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60522361