15:02 EST Thứ ba, 07/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Chuyện người nông dân đam mê sáng chế

Thứ hai - 08/04/2013 09:43
Mới chỉ học hết lớp 8 trường làng, nhưng bằng những quan sát thực tế cùng với sự tự tìm tòi học hỏi, anh Chương đã sáng chế và cho ra đời nhiều loại máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp độc đáo và hiệu quả thay thế hàng chục nhân công lao động, tiết kiệm chi phí trong sản xuất rau, hoa không chỉ phục vụ cho thị trường trong nước mà còn xuất khẩu đi nhiều nước trong khu vực.
Anh Chương bên chiếc máy đóng bầu đất tự động vào túi ni lông

Anh Chương bên chiếc máy đóng bầu đất tự động vào túi ni lông

Cuộc đời nhiều gian khó
 
Về Đơn Dương hỏi tìm anh Nguyễn Hồng Chương, 35 tuổi (thôn Lạc Thạnh, xã Lạc Lâm, Đơn Dương, Lâm Đồng) dường như ai ai cũng đều biết khá nhiều tường tận về con người này và nhiều người còn kể cho chúng tôi nghe khá  điều thú vị về anh. Là người con kế út trong gia đình thuần nông nghèo khó có tới 10 anh chị em nên tuổi thơ của anh Chương là những tháng ngày cơ cực trên đồng ruộng. Ngày ấy người dân thôn Lạc Thạnh thường thấy cậu bé Chương gầy gò, đen nhánh cứ hay lân la gần những bãi rác, kho phế liệu để mò mẫm tìm tòi đủ thứ lỉnh kỉnh mà người ta vứt đi rồi về loay hoay chế tạo thành những đồ chơi lạ mắt sau đó mang bán lại cho những đứa trẻ cùng trang lứa trong làng. Còn nữa, không biết vì ham chơi hay do mải mê khám phá mà có người còn nói Chương rất hay trốn học rồi đi lang tham khắp thôn làng để nhặt nhạnh những vật linh tinh rồi mang về nhà ngồi loay hoay cả buổi để làm ra hết thứ này đến vật nọ. Bị cha mẹ, thấy cô quở mắng nhiều nhưng dường như cái đam mê lục lọi, tìm tòi ấy cứ mãi đau đáu trong tâm hồn của đứa trẻ chỉ mới lên 9, lên 10. Rồi điều gì cũng phải đến, vì gia đình quá đông con lại thêm cuộc sống nghèo khó anh đã đành phải bỏ ngang việc học khi mới chỉ mới học xong lớp 8 trường làng. Vậy là cậu bé Chương trở về nhà lao vào công việc đồng áng, nhặt ve chai, đi bán đồ chơi dạo,… để giúp đỡ gia đình đỡ vất vả hơn. Năm 2003, anh Chương lập gia đình với hai bàn tay trắng và không một tấc đất cắm dùi. Rồi một năm sau ngày cưới, vợ anh chuyển dạ sinh con mà trong túi không có một đồng vì mới bị thua lỗ vì rau bị mất mùa. Anh trăn trở suy nghĩ phải làm gì đó để thay đổi cuộc sống. Vậy là anh đi thuê đất trồng rau. Rồi mùa rau năm ấy anh lại bị thua lỗ, không có tiền trả nợ. Anh hoang mang tột đỉnh. Nhưng anh lại đứng dậy làm lại, và chủ nợ lại tiếp tục cho anh nợ. Một mùa, hai mùa rau sau đó anh "trúng đậm”, trả được nợ, cuộc sống đã dần ổn định. 
 
 
Chiếc máy gieo hạt tự động của anh Chương 
có thể thay thế từ 10 đến 12 công lao động
 
"Kỹ sư” không bằng cấp
 
Cứ đến vụ rau là anh phải bỏ ra rất nhiều chi phí cho công lao động, đặc biệt là việc phun thuốc cho cây trồng vừa tốn kém, mất thời gian lại ảnh hưởng đến sức khỏe. Sau 2 đêm mày mò, anh Chương đã cho ra đời sản phẩm thủ công đầu tay là chiếc bình phun thuốc tự chế có thể giải quyết được việc phun thuốc trên diện tích của anh chỉ mất có hai giờ đồng hồ so với bình thường phải mất cả gần ngày công lao động. Sản phẩm đầu tay này đã mở màn cho hàng loạt các loại máy hiện đại sau này. 
 
Một lần đến mua cây giống ở một vườn ươm, nhìn thấy lượng nhân công làm việc rất nhiều mà hiệu quả không cao vì làm theo phương thức thủ công, Nguyễn Hồng Chương đã hình thành ý tưởng chế tạo chiếc máy gieo hạt (năm 2005). Nhưng mãi 2 năm sau, sau khi gom góp dành dụm tiền để mua những chi tiết máy có sẵn (như môtơ), đồng thời đi thu nhặt toàn bộ các chi tiết máy còn lại, chiếc máy ra đời và thành công ngoài mong đợi được anh đặt tên là "Máy gieo hạt chân không”. Sản phẩm này có thể gieo được nhiều loại hạt tự động vào vỉ xốp, tiết kiệm công lao động, chống rơi vãi hạt và thay thế 10 đến 12 công lao động. Máy gieo hạt giống rau của Nguyễn Hồng Chương được Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật VN cấp Giấy chứng nhận điển hình sáng tạo trẻ VN; được Trung ương Đoàn tặng Bằng chứng nhận đạt giải thưởng Lương Định Của năm 2008. 
 
Không dừng lại đó, cuối năm 2008 anh tiếp tục cho ra đời chiếc máy dồn đất vào vỉ xốp từ nhu cầu thực tiễn có thể thay thế 6 - 8 công lao động. Nhờ thành quả đó, năm 2009 anh được tham dự Đại hội tài năng trẻ toàn quốc lần thứ nhất do Trung ương Đoàn tổ chức. Và chiếc máy dồn đất vào vỉ xốp đạt giải 3. Tại thời điểm ấy, những chiếc máy gieo hạt, máy dồn đất vào vỉ xốp mang nhãn hiệu Hồng Chương đã có mặt tại Malaisia mở ra một bước tiến lớn trong sự nghiệp của anh. 
 
Tiếp đến, vào năm 2010, Chương cùng 3 anh em trong gia đình sáng chế thành công chiếc máy đóng đất vào chậu để trồng hoa. Anh cho biết: Chiếc máy này có tới 3 băng chuyền cùng hoạt động nhịp nhàng từ khâu đẩy đất lên cao để đổ vào chậu rồi xoay tròn vào vị trí hứng đất rồi đưa chậu đất ra ngoài. Với công suất 1.200 chậu/giờ, chiếc máy đã góp phần tiết kiệm được rất nhiều thời gian và chi phí công lao động. 
 
Rồi nữa, tháng 3-2011, anh lại làm cho giới chế tạo nghiên cứu phải ngạc nhiên với chiếc máy đẩy vỉ xốp - sản phẩm được người nông dân nồng nhiệt đón nhận. Liên tục sau đó, Hồng Chương đã cùng các anh ruột nghiên cứu cho ra đời những loại máy mới như máy nghiền đất, máy đóng giá thể vào chậu, máy cắt ghép cây giống nông nghiệp và tiếp tục cải tiến chiếc máy gieo hạt và máy dồn đất vào vỉ xốp theo góp ý của khách hàng. Tất cả các loại máy này đều tiện ích cho các vườn ươm, các trang trại có quy mô sản xuất lớn. 
 
Mới đây nhất, anh Chương đã cho ra đời chiếc máy tự động đóng bầu đất vào túi ni lông. Đây được xem là sản phẩm độc đáo không chỉ ở Việt Nam mà cả thế giới. Với công suất từ 13 đến 15 ngàn túi/ngày (tự tách túi, vào đất và nén đất), sản phẩm thực sự đã làm thay đổi cách làm tốn kém theo kiểu truyền thống của bà con nông dân. Đến nay, những chiếc máy của anh Chương không chỉ đã có mặt tại hầu hết các tỉnh thành trong nước mà còn được xuất khẩu đi Malaysia, Đài Loan, Hồng Kông (Trung Quốc).
 
Nhờ sự nỗ lực không mệt mỏi của bản thân, giờ đây anh đã xây dựng được cho mình một cơ ngơi khá khang trang nhưng chưa lúc nào anh ngừng nghiên cứu, làm việc bởi trong anh đang còn rất nhiều những ý tưởng táo bạo khác. Người ta thường nói, những người làm công việc nghiên cứu máy móc thường hay khô khan, nhưng anh thì lại ngược lại. Sau một ngày lao động miệt mài anh thường cùng gia đình, bạn bè vào một căn phòng đặc biệt do tự tay anh thiết kế để cùng chơi nhạc! Đâu phải chỉ biết chăm chú vào những chiếc máy móc khô khan mà hàng loạt những nhạc cụ như: piano, ghita, sắc-xô-phôn,… anh đều thành thạo. Thế mới thấy người nông dân được xem như "một kỹ sư không bằng cấp” này thật đặc biệt!
Nguyễn Tiến
theo 
http://daidoanket.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 98

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 95


Hôm nayHôm nay : 45557

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 231159

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73278130