14:57 EDT Thứ năm, 02/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Cơ giới hoá đồng bộ ở Thanh Hoá: Khi doanh nghiệp vào cuộc

Thứ tư - 19/09/2012 22:00
Nhờ thực hiện các giải pháp chuyển dịch cơ cấu giống, mùa vụ, đặc biệt là chủ trương đưa cơ giới hoá đồng bộ, Thanh Hoá đã có những bước đột phá trong sản xuất nông nghiệp, với sản lượng lương thực đạt trên 1,5 triệu tấn/năm. Năm 2013, tỉnh phấn đấu nâng tổng sản lượng lương thực lên 1,6 triệu tấn.
 
Cty CP Công nông nghiệp Tiến Nông thu hoạch lúa cho nông dân.

Từ nhận thức

Là tỉnh có diện tích đất gieo trồng lớn (442.700ha), Thanh Hoá chỉ mới thực hiện cơ giới hóa được khâu làm đất, các khâu còn lại như: làm mạ, cấy, thu hoạch, phơi sấy, bảo quản chủ yếu do các hộ dân trực tiếp tổ chức theo phương pháp thủ công. Mặt khác, lực lượng lao động trong nông nghiệp hiện đang rất thiếu, lao động ở nông thôn chủ yếu là người già hoặc trung niên, đối tượng thanh niên đã chuyển sang làm việc ở các khu công nghiệp hoặc đi làm ăn xa. Điều này dẫn đến tình trạng thiếu lao động trầm trọng, nhất là vào mùa vụ. Hơn nữa, nếu sản xuất theo phương pháp truyền thống sẽ khó đưa tiến bộ kỹ thuật vào đồng ruộng.

Xuất phát từ thực tế đó, năm 2011, tỉnh Thanh Hoá đã thực hiện thí điểm mô hình cơ giới hoá đồng bộ tại một số huyện như Yên Định, Triệu Sơn, Thiệu Hoá… với diện tích hàng trăm hecta. Qua đánh giá, tổng kết thấy mô hình phát huy được hiệu quả rõ nét.

Ông Nguyễn Đức Quyền, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá cho biết: “Thực hiện cơ giới hoá đồng bộ đã cho thấy hiệu quả rõ rệt, không những nâng cao năng suất lúa mà còn giảm chi phí sản xuất, giải phóng sức lao động cho nông dân. Đặc biệt, nhờ đưa các giống lúa có chất lượng cao vào sản xuất đã giúp nâng cao giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích. Tuy nhiên, để thực hiện tốt hơn việc đưa cơ giới hoá đồng bộ vào sản xuất đòi hỏi phải có sự liên kết chặt chẽ của “bốn nhà”, trong đó vai trò của doanh nghiệp hết sức quan trọng. Ở Thanh Hoá, Công ty Công nông nghiệp Tiến Nông đang là đơn vị tiên phong thực hiện việc đưa cơ giới hoá đồng bộ vào đồng ruộng theo quy trình khép kín từ làm đất, giống, cấy, bón phân, phòng trừ sâu bệnh đến thu hoạch”.

Đến hành động

Thực hiện chủ trương của tỉnh Thanh Hóa, vụ mùa năm 2012, Công ty CP Công nông nghiệp Tiến Nông đã triển khai mô hình cơ giới hóa đồng bộ tại xã Thọ Bình (huyện Triệu Sơn) với diện tích 5ha, xã Hạnh Phúc (Thọ Xuân) 6ha và xã Hoằng Quỳ (Hoằng Hoá) 5ha.

Ban đầu việc triển khai mô hình gặp không ít khó khăn, công ty đã kết hợp với chính quyền địa phương tổ chức nhiều cuộc họp dân để bàn bạc phương thức thực hiện, đồng thời ký cam kết nếu xảy ra rủi ro sẽ đền bù thiệt hại 70%. Công ty cũng giúp nông dân tiếp cận cách thức sản xuất mới với sự hỗ trợ của máy móc trong khâu làm đất, tổ chức sản xuất mạ khay để thực hiện gieo cấy bằng máy, bón phân, chăm sóc lúa và phòng trừ sâu bệnh theo đúng quy trình kỹ thuật. Khâu cuối cùng là thu hoạch lúa bằng máy. Qua 4 tháng thực hiện, hiệu quả của mô hình đã được chứng minh. Do cấy bằng máy nên mật độ được đảm bảo, 30-32 khóm/m2, cây cách cây 14cm, hàng cách hàng 25cm, tạo ra hiệu ứng hàng biên, giảm sự cạnh tranh ánh sáng và dinh dưỡng, tăng khả năng quang hợp cho lúa so với cấy tay, giúp cây lúa đẻ nhánh khoẻ. Năng suất của mô hình cao hơn ruộng đối chứng 32,2 kg/sào (1 sào Bắc Bộ = 360m2); chi phí sản xuất giảm 400 đồng/kg thóc. Đây là con số không nhỏ bởi nếu 100% diện tích đất sản xuất ở Thanh Hóa được áp dụng cơ giới hoá đồng bộ thì mỗi năm sẽ tiết kiệm được 600 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Trọng Cần, Chủ tịch UBND xã Thọ Bình cho biết: “Những ngày đầu, bà con rất lo lắng do cấy bằng máy khóm lúa rất thưa nhưng qua theo dõi thấy lúa trỗ nhanh, đều, bông to, hạt mẩy, năng suất đạt trên 3 tạ/sào, không những thế các chi phí khác cũng giảm, sức lao động được giải phóng nên rất phấn khởi”.

Bà Trịnh Thị Thọ ở xã Thọ Bình kể: “Gia đình có 6 sào lúa, trước đây làm thủ công nên rất vất vả. Nay thì nhàn rồi, tất cả các công đoạn đều có máy hỗ trợ, năng suất lại tăng đáng kể nên ai cũng vui”.

Ông Nguyễn Hồng Phong, Giám đốc Công ty CP Công nông nghiệp Tiến Nông cho biết: “Mục đích của công ty là chuyển giao cho nông dân những giải pháp kỹ thuật để bà con đưa máy móc vào đồng ruộng trên cơ sở xây dựng những cánh đồng mẫu lớn. Công ty luôn sẵn sàng đứng ra liên kết với chính quyền địa phương để cung cấp dịch vụ kỹ thuật, máy móc, phân bón để thắt chặt mối liên kết bốn nhà. Tuy nhiên, Nhà nước cũng phải tạo điều kiện thuận lợi để nông dân được tiếp cận vốn vay ngân hàng đầu tư mua máy móc”.

Từ thành công ban đầu, Công ty CP Công nông nghiệp Tiến Nông đang tiếp tục thực hiện thí điểm 30-40 mô hình trên địa bàn tỉnh. Đây chính là nỗ lực, là sự đóng góp không nhỏ của công ty trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

Tân Thành

 

Nguồn:kinhtenongthon.com.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 209

Máy chủ tìm kiếm : 10

Khách viếng thăm : 199


Hôm nayHôm nay : 61334

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 120698

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60442655