02:37 EST Thứ bảy, 23/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Công nghệ tạo lực bẩy cho nông sản Việt Nam

Thứ năm - 14/06/2018 04:56
Cần đẩy mạnh liên kết giữa DN với hợp tác xã và nông dân, nhằm xây dựng vùng nguyên liệu chất lượng cao, áp dụng khoa học công nghệ để sản xuất sản phẩm nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP...

Trong Diễn đàn Kinh tế Việt Nam 2018 - Chuyên đề Nông nghiệp vừa diễn ra tại Hà Nội, nhiều câu hỏi được đặt ra như: Tại sao nông sản Việt Nam lại mất vị thế ngay trên sân nhà và khó xuất khẩu dù có nhiều cơ chế hỗ trợ sản xuất nông nghiệp? Cùng một sản phẩm trên thị trường quốc tế, sản phẩm nguồn gốc nước ngoài được bán với giá đắt hơn nhiều?

Chia sẻ góc nhìn từ ngân hàng, bà Nguyễn Thị Phượng - Phó tổng giám đốc Agribank cho rằng, chất lượng sản phẩm là yếu tố quyết định vị thế của nông sản, giúp hàng Việt Nam có thể vươn ra thị trường thế giới. “Chất lượng sản phẩm không chỉ hàm ý về độ ngon hay hàm lượng dinh dưỡng, mà yếu tố quan trọng là độ an toàn của sản phẩm theo những tiêu chí của thị trường khắt khe. Vào được thị trường khó tính sẽ là tấm giấy thông hành, phương thức tiếp thị tốt nhất cho thương hiệu nông sản Việt Nam”, bà Phượng lưu ý.

Ảnh minh họa

Trước câu hỏi làm thế nào để hàng Việt Nam đạt chuẩn chất lượng của những thị trường khó tính nhất, theo quan điểm của bà Phượng, chiến lược ứng dụng khoa học công nghệ sẽ mở nút thắt cho bài toán nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp Việt Nam. Tuy Chính phủ đã ban hành Quyết định 176 phê duyệt đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020, nhưng theo đại diện Agribank, chừng đó là chưa đủ vì chiến lược này chủ yếu hướng đến hỗ trợ người sản xuất, chưa quan tâm đến hai đối tượng quan trọng là cơ quan quản lý, giám sát và người tiêu dùng.

Một chuyên gia nông nghiệp khác đặt vấn đề, khoa học công nghệ mà DN áp dụng được đánh giá mức độ hiệu quả đến đâu? Thông thường, các quốc gia trên thế giới có hệ thống quỹ đầu tư mạo hiểm để đầu tư cho công nghệ, nhất là nông nghiệp công nghệ cao. Ở Việt Nam vẫn chưa có một quỹ đầu tư mạo hiểm nào đầu tư vào lĩnh vực này. Mà khoa học, công nghệ tuy là một loại hình đầu tư hứa hẹn mang lại nguồn lợi nhuận lớn nhưng tiềm ẩn rủi ro cao.

Thời điểm này, các NH không dám mạo hiểm để đầu tư khi mà họ vẫn đang phải xử lý số nợ xấu còn tồn đọng trong nhiều năm qua. Do đó, phương án lập các quỹ đầu tư mạo hiểm để thúc đẩy việc nghiên cứu, phát triển công nghệ, đồng thời tìm ra các phương pháp ứng dụng công nghệ vào sản xuất một cách có hiệu quả và phù hợp hơn thay vì chỉ chăm chăm vào nguồn vốn. Bởi theo vị này, vốn chỉ là một mắt xích trong bài toán hỗ trợ phát triển nông nghiệp sạch, nông nghiệp công nghệ cao.

Lãnh đạo một NH cũng thừa nhận, đối với cho vay đầu tư công nghệ cao trong nông nghiệp khá thách thức, đòi hỏi sự am hiểu cả của NH lẫn khách hàng. Nhất là đối với NH là người ngoài ngành khả năng thẩm định đánh giá chắc chắn khó khăn hơn. Ngay cả trên thị trường thế giới, đầu tư vào công nghệ mới, theo vị này, ngành NH không phải là địa chỉ tham gia nhiều bởi mức độ khó và đặc thù của lĩnh vực này. Mà địa chỉ tham gia nhiều là các quỹ đầu tư hoặc là quỹ mạo hiểu vì đầu tư công nghệ đúng lợi nhuận đem lại cao thậm chí có thể đột biến.

Ngoài những khó khăn trên, theo nhiều chuyên gia, hạn chế lâu nay khiến việc ứng dụng khoa học và công nghệ trong nông nghiệp vẫn “ì ạch” là do việc tổ chức sản xuất nông nghiệp chưa đồng bộ. Một số nơi còn xem nhẹ và chưa phát huy được vai trò của khoa học công nghệ là động lực, nhiều DN chưa tham gia mạnh vào nghiên cứu chuyển giao khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp…

Từ những kiến nghị trên, lãnh đạo Agribank đã đưa ra đề xuất về chính sách đột phá cho nền nông nghiệp, tạo vị thế cho nông sản sạch cả trong và ngoài nước.

Theo đó, quan trọng nhất là việc cơ quan quản lý cần sử dụng công nghệ để duy trì môi trường an toàn cho vùng nông nghiệp cũng như kiểm soát quy trình sản xuất của DN, kiểm định chất lượng hàng hoá tạo sự công bằng, minh bạch đối với những nhà sản xuất nghiêm túc, áp dụng chế tài xử lý đủ nặng đối với các vi phạm. Đối với nhà sản xuất cần ứng dụng công nghệ để duy trì quy trình an toàn, quy mô lớn, chất lượng đồng đều, ổn định và cung cấp bằng chứng khi có yêu cầu của đối tác. Với người tiêu dùng, việc ứng dụng công nghệ sẽ giúp kiểm định chất lượng sản phẩm như dư lượng thuốc trừ sâu, phân hoá học... truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Thương mại điện tử sẽ kết nối người sản xuất với người tiêu dùng đến gần nhau hơn.

“Trình độ ứng dụng công nghệ càng cao và rộng rãi sẽ tác động đến người sản xuất, nâng cao hiệu lực của công tác quản lý và tác động tâm lý người tiêu dùng. Sản phẩm an toàn trước hết sẽ phục vụ thị trường 100 triệu dân trong nước sau đó vươn ra thị trường quốc tế”, đại diện Agribank nói.

Là ngân hàng hàng đầu trong việc đầu tư cho tam nông, lãnh đạo ngân hàng cho biết, trong mọi giai đoạn phát triển, Agribank luôn dành trên 70% tổng dư nợ đầu tư cho lĩnh vực này. Tại thời điểm 31/12/2017, tỷ trọng đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn của Agribank 73,6% trên tổng dư nợ, chiếm 51% thị phần tín dụng của ngành NH đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn. Theo công bố của đại diện Agribank, đến ngày 30/4/2018, dư nợ cho vay nông nghiệp, nông thôn của Agribank 665.361 tỷ đồng, tăng 19.994 tỷ đồng so với cuối năm 2017, chiếm 73,8% tổng dư nợ cho vay của nền kinh tế.

Một chuyên gia làm việc lâu năm trong ngành nông nghiệp kiến nghị: Cần có chiến lược ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp bài bản và mạnh hơn nữa. Theo đó, đẩy mạnh liên kết giữa DN với hợp tác xã và nông dân, nhằm xây dựng vùng nguyên liệu chất lượng cao, áp dụng khoa học công nghệ để sản xuất sản phẩm nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP. Nông dân cũng phải thay đổi thành “nông dân kiểu mới”, không tự do sản xuất theo ý mình, theo kinh nghiệm, mà phải triệt để tuân thủ quy trình GAP.

Một số ý kiến khác đề xuất, để khoa học và công nghệ tạo được sức bật trong nông nghiệp, cần tăng cường hơn nữa công tác chuyển giao khoa học và công nghệ cho người nông dân. Đây là một “khoảng trống” lớn từ trước tới nay vẫn chưa thể lấp đầy.

“Phải gắn kết giữa hệ thống nghiên cứu khoa học và công nghệ nhà nước với tư nhân, hợp tác xã, người nông dân. Hiện nay, có rất nhiều sáng tạo khoa học của người nông dân nhưng chưa được công nhận và tiếp sức kịp thời. Nông dân phải được hướng dẫn nâng cao trình độ kỹ thuật công nghệ sau thu hoạch để đáp ứng nhu cầu của thị trường thế giới”, một chuyên gia nông nghiệp đưa ra quan điểm.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 553


Hôm nayHôm nay : 50402

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1022570

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71249885