09:17 EST Thứ tư, 25/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Để hành tây to củ, năng suất cao

Thứ tư - 20/06/2012 00:09
Các tài liệu nghiên cứu về hành tây đã cho thấy, để đạt năng suất hành tây khoảng 30 tấn/ha thì cần 116kg N + 44kg P205 + 144kg K20.

Công thức phân bón khuyến cáo bón cho hành tây (theo IFA) là: (100 - 200kg) N + (100 - 200kg) P205 + (200 -300kg) K20.

 

Còn tại các vùng trồng hành ở Việt Nam thì khuyến cáo bón từ 15 - 20 tấn phân hữu cơ + (92 - 115kg) N + (64 - 80kg) P205 + (100 - 150kg) K20/ha. Nếu quy ra phân bón thương phẩm thì trên 1 ha có thể bón: (200 - 250kg) ure + (400 - 500kg) phân super lân + (200 - 300kg) K2S04.

Đáp ứng đúng nhu cầu dinh dưỡng, hành tây sẽ cho năng suất cao, trái to.

 

Quy trình bón cụ thể như sau (tính cho 1.000m2): Bón lót: 2 tấn phân chuồng hoai + 100% phân lân + ¼ lượng phân đạm + ¼ lượng phân K2S04. Bón thúc lần 1 vào thời kỳ cây hồi xanh (sau trồng 7 - 10 ngày) với liều lượng phân đạm (5 - 7,5kg ure). Bón thúc lần 2 sau lần 1 từ 15 - 20 ngày với liều lượng: ¼ Lượng đạm (5 - 7,5kg ure)+ ¼ lượng phân K2S04 (kết hợp vun gốc). Bón thúc lần 3 sau lần 2 từ 15 - 20 ngày: Bón hết số phân đạm và kali còn lại (1/4 lượng đạm + ¼ lượng phân K2S04), kết hợp vun gốc.

 

Yêu cầu của các lần bón thúc là phải đáp ứng đúng nhu cầu dinh dưỡng.

 

Nếu sử dụng phân hỗn hợp NPK thì dùng như sau: Bón lót: 1 - 2 tấn phân hữu cơ chế biến (hữu cơ sinh học hoặc hữu cơ vi sinh, nếu ở các tỉnh phía Bắc có thể sử dụng phân hữu cơ Quế Lâm, Thiên Ân, còn phía Nam sử dụng phân hữu cơ Humix, Bacte.55...) phối hợp với phân lân nội địa. Nếu đất chua (pH < 6) thì cần sử dụng phân lân nung chảy bón lót 100 % với lượng bón 300kg/ha.

 

Bón thúc lần 1 vào thời kỳ hồi xanh (sau trồng 7 - 10 ngày): Sử dụng phân NPK (25-10-10 +TE) với liều lượng 100 kg/ha (10kg/1.000m2) hoặc phân bón SV(17-5-21 +TE) với lượng 100kg/ha.

 

Bón thúc lần 2 sau lần 1 từ 15 - 20 ngày: Tiếp tục sử dụng phân NPK (25-10-10+TE) với liều lượng 150kg/ha (10 kg/1.000 m2) hoặc phân bón SV (17-5-21+TE) với lượng 150kg/ha. Nếu thấy hành lá nhỏ và xanh nhạt thì bón thêm 5 - 7kg ure/1.000 m2 = 50 - 70kg ure/ha.

 

Bón thúc lần 3 sau lần 2 từ 15 - 20 ngày: Sử dụng phân NPK(15-7-15+TE) với liều lượng 150kg/ha (10kg/1.000m2) hoặc phân bón SV(17-5-21+TE) với lượng 150kg/ha. Chú ý riêng lần bón thúc 3 cây hành rất cần phát triển củ to nên phải bón thêm 100kg K2S04/ha (10kg K2S04/1.000 m2).

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 206


Hôm nayHôm nay : 45918

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1105178

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72787887