19:02 EDT Thứ bảy, 04/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Một số yếu tố cần phải giám sát khi nuôi tôm

Thứ sáu - 15/06/2012 04:58
"Nuôi tôm là nuôi nước". Vì vậy, cần duy trì các yếu tố thủy lý, thủy hoá trong ao ở ngưỡng thích hợp cho tôm sinh trưởng, phát triển. Để đạt được điều đó thì người nuôi tôm cần làm tốt một số công tác giám sát quan trọng.
1. Giám sát ao nuôi
Các yếu tố chất lượng nước thường được giám sát trong các ao nuôi thường xuyên là độ pH, độ mặn DO, sự phong phú của sinh vật thuỷ sinh, độ đục của nước, amoniac, nitơrit và H2SO3, các chỉ tiêu này có thể đo với độ chính xác cao bằng các biện pháp đơn giản, từ đó có thể rút ra các phương án quản lý ao nuôi hiệu quả. Đối với đất, thường phải lấy mẫu phân tích trong phòng thí nghiệm.

Ảnh: Phan Thanh Cường
 
2. Giám sát pH
pH là nhân tố ảnh hưởng đến nhiều yếu tố khác trong ao tôm, vì vậy:     
Khi pH của nước thấp hơn 7,5 chúng ta nên thay nước; khi trời mưa, rải vôi CaCO3 từ 20-30kg/1.000m2 xung quanh bờ ao; bón vôi: CaCO3, Dolomite, Zeolite liều lượng 10-15kg/1.000m2.
Khi độ pH cao hơn 8,5, cần tiến hành thay nước để làm giảm lượng bùn bã, chất lơ lửng trong ao, sử dụng vôi vừa phải trong qúa trình nuôi và giữ độ kiềm không quá cao; khi cải tạo ao phải kiểm tra độ pH đất để tránh dùng vôi quá mức cần thiết; dùng một số hợp chất có tính acid để giảm pH.
 
3. Độ mặn
Các khu nuôi tôm thường lấy nước từ vùng cửa sông nơi độ mặn bị thay đổi theo mùa. Độ mặn thay đổi từ từ, do đó chỉ cần đo độ mặn từ 1-2 lần trong một tuần trừ khi nguồn nước bị ảnh hưởng mạnh của thuỷ triều. Hầu hết các ao nuôi trong cùng một khu vực nuôi có độ mặn hầu như giống nhau vì thế không cần phải đo độ mặn ở tất cả các ao, mà chỉ cần đo ở một vài ao nuôi trong hệ thống. Trong các trường hợp trên một khu nuôi có các nguồn nước khác nhau dẫn đến độ mặn của chúng cũng khác nhau thì phải đo độ mặn ở từng ao.
 
4. Ôxy hoà tan
Nồng độ ôxy hòa tan lớn nhất là vào buổi chiều và thấp nhất vào buổi sáng sớm do quá trình quang hợp và hô hấp. Vào ban ngày, nồng độ ôxy lớn nhất là ở gần mặt nước do cường độ ánh sáng và nhiệt độ giảm dần theo độ sâu. 
Quan trắc nồng độ ôxy hoà tan là quan trọng nhất ở trong các ao nuôi tôm bán thâm canh (BTC), TC và siêu TC vì tôm thường nuôi với mật độ cao, nhiều chất độc hại. Với các ao nuôi TC, cứ 2-3 giờ lại đo nồng độ ôxy hoà tan một lần vào ban đêm, xử lý kịp thời tránh để “nổi đầu”.
 
5. Mật độ thực vật phù du và chất dinh dưỡng
Phương pháp đơn giản để xác định mật độ thực vật phù du là quan sát màu nước và phân tích độ đục bằng đĩa Secchi. Màu nước thay đổi thể hiện sự thay đổi về thành phần sinh vật phù du. Hầu hết người nuôi tôm đều cho rằng nước tốt là nước có màu xanh sẫm, xanh vàng hoặc xanh hơi nâu bởi vì các màu này có liên quan đến tảo xanh và tảo cát thường làm thức ăn cho tôm. Tầm nhìn của đĩa Secchi từ 40-50cm được coi là lý tưởng đối với hầu hết các ao nuôi tôm.
 
6. Chuyển hoá chất độc
CO2, NH3, NO2 và H2SO3 là các chất độc phổ biến trong các ao nuôi tôm. Nồng độ các chất độc tăng khi tỷ lệ thức ăn dư thừa nhiều trong ao. Vì thế, các vấn đề về chất độc hiếm khi xẩy ra trong các ao nuôi QC và BTC.
Trong các ao nuôi TC, nồng độ chất độc có thể tích luỹ lại theo thời gian. Do đó cần phải đo đạc các chỉ tiêu trên hàng tuần.
Trong các ao nuôi QC và BTC, khi có hiện tượng tôm chết hoặc chậm phát triển, cần phân tích các chất độc trong ao nuôi để xác định xem liệu chúng có phải là nguyên nhân gây ra các vấn đề trên không.
               
7. Quan sát bằng thị giác
Quan sát bằng mắt và đo độ đục của nước là phương pháp giám sát thông thường nhất ở các hộ nuôi tôm TC. Ngoài sự thay đổi về màu sắc và độ đục của nước, viêc giám sát bằng mắt có thể nhận biết được tình trạng tôm nuôi thông qua các biểu hiện như bơi lờ đờ, hoạt động không bình thường, bệnh tôm... Quan sát việc hấp thụ thức ăn của tôm thường được thể hiện bằng cách sử dụng các khay (sàng) cho ăn đặt ở các ao nuôi.
Quan sát bằng mắt phải được thực hiện thường xuyên vào cả ban ngày và ban đêm. Ở các ao nuôi TC khoảng cách giữa các lần quan sát ngắn hơn. 
>> Người nuôi tôm cần phải ghi chép các số liệu đầy đủ và chi tiết thông qua các bảng mẫu ghi nhận hoạt động hàng ngày của trại nuôi để có thể quản lý các yếu tố trong ao nuôi được tốt hơn và rút kinh nghiệm cho những vụ nuôi tiếp theo.
 
Theo Thuysanvietnam
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 158

Máy chủ tìm kiếm : 7

Khách viếng thăm : 151


Hôm nayHôm nay : 54655

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 249670

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60571627