07:23 EDT Thứ ba, 07/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Trồng lan, dừa sáp công nghệ cao

Chủ nhật - 10/06/2012 00:08
Làm ngành xây dựng nhưng thú đam mê cây cảnh đã đưa ông đến với nghiệp vườn, gắn bó nghề trồng lan và dừa sáp. Ông chấp nhận thuê hẳn một chuyên gia Thái Lan với mức lương tháng cả vài ngàn “đô” để tư vấn kỹ thuật trồng theo mô hình công nghệ cao…

TRỒNG LAN KHÉP KÍN

Chúng tôi tìm xuống địa chỉ lô 10 KCN Hiệp Phước, xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, cách trung tâm TP HCM khoảng hơn 20 km và được chứng kiến khu “đại bản doanh” mô hình nghiên cứu các loại hoa lan và dừa sáp của ông Lê Thu An, Chủ tịch HĐQT Cty CP TMXD Thịnh Toàn.

Tiếp chuyện, ông An hào hứng kể: “Lúc đầu ý tưởng của tôi chỉ trồng khoảng 3.000 m2 lan để chơi cảnh, nhưng do chưa nắm được kỹ thuật và nghe mọi người “tư vấn” lung tung, ai bảo sao làm vậy nên thất bại. Sau đó, tôi lại phải tự lần mò sang Thái Lan để tìm hiểu quy trình kỹ thuật và quyết tâm trồng lại theo mô hình công nghệ cao”. Thực tế chứng kiến việc ông đầu tư mới thấy ý tưởng thật táo bạo và dự án đang triển khai cũng khá… nặng “đô”.


Ông An (áo kẻ) hướng dẫn khách tham quan mô hình ươm giống lan, dừa sáp

Trên diện tích khoảng 15 ha (một phần đất của Cty TMXD Thịnh Toàn), nằm giữa KCN Hiệp Phước rộng mênh mông, ông An  đầu tư trên 10 tỷ đồng để xây dựng hàng loạt dãy nhà lưới, phòng nghiên cứu cấy mô theo dây chuyền khép kín từ A tới Z.

Đầu năm 2011, ông An bắt đầu nhập lan từ Thái Lan về cho lai tạo với lan rừng của Việt Nam. Đến nay cứ trung bình mỗi tháng ông phải bỏ ra từ 400 -500 triệu đồng để trả lương cho nhân công lao động, hóa chất, điện, nước… Bên cạnh đó, ông còn chấp nhận đầu tư khoảng 2.000 USD/tháng thuê một chuyên gia Thái Lan, hàng tuần bay sang tư vấn về quy trình cấy mô giống lan DANRO.

Dẫn chúng tôi đi tham quan dãy nhà lưới, phòng nghiên cứu thí nghiệm cấy mô, ông An tâm sự: “Thực tế khi thấy tôi đầu tư một khoản tiền lớn cả chục tỷ đồng, nhiều người thân cũng lo ngại về sự rủi ro có thể xảy ra. Nhưng với tôi, đã trót đam mê thì phải có máu liều mới thì mới hy vọng thành công, và tôi quyết tâm bắt tay vào thực hiện ý tưởng”.

Theo ông An, riêng quy trình cấy mô giống lan DANRO theo công nghệ của Thái Lan vẫn là số một trong khu vực. Hiện ông đã triển khai được một năm rưỡi, đến khoảng tháng 5/2013 cây lan DANRO sẽ ra bông và bắt đầu xuất bán. Ông An nhẩm tính, nhu cầu thị trường trong nước đang nhập giống lan DANRO khoảng 1 triệu cây/năm. Vậy nhưng, dự kiến cơ sở của ông sẽ cho “ra lò” khoảng 2 triệu cây giống lan DANRO/năm, chắc chắn giá thành rẻ hơn so với giống lan cùng loại nhập về.


Nghiên cứu giống lan, dừa sáp trong phòng cấy mô

DỪA SÁP CÔNG NGHỆ CAO

Đang tập trung vào đầu tư nghiên cứu giống lan cấy mô, thì tình cờ ông An biết được chuyên gia Thái Lan có một công trình nghiên cứu về quy trình trồng cây dừa sáp hiệu quả nhưng …“gác kho”. Do vậy, ông đánh liều đặt vấn đề mua lại bản quyền công trình nghiên cứu này với giá 50.000 USD để ứng dụng trồng dừa sáp.

Ông An tâm sự: Năm 2011, nhiều lần tôi đã phải sang Thái Lan để tham quan thực tế các mô hình thực tế ở đảo dừa sáp; đồng thời chấp nhận bỏ số tiền 10.000 USD mua 100 cây giống của họ về trồng thử. Ở Philipines đang phát triển rất mạnh loại dừa sáp này để SX thức ăn, đồ uống, bánh…Còn ở ta, dừa sáp năng suất và giá trị thương phẩm chưa cao.

 

“Tất các các loài lan ở nước ta chưa có loài nào mang tên Việt, vì chủ yếu là giống nhập. Tuy nhiên chúng tôi sẽ nghiên cứu lai tạo ra các giống lan mới, đặt tên cho lan VN. Ý tưởng của tôi sau này có thể sẽ tổ chức cuộc thi đặt tên cho lan VN. Ngoài việc thử nghiệm mô hình trồng lúa, lan bên Campuchia, chúng tôi còn đưa cả giống dừa sáp sang ươm, trồng”, ông An nói.

Khoảng tháng 6/2011, ông An bắt đầu thu mua 6.000 trái dừa sáp từ huyện Cầu Kè (Trà Vinh) đưa về để lấy phôi cho lai tạo bằng công nghệ mới. Từ 6.000 trái dừa sáp này sẽ cho ra khoảng 3.000 cây giống. Kinh nghiệm của ông An, về nguyên lý sinh trưởng của giống dừa sáp là thụ phấn chéo nên khi trồng đại trà với giống dừa khác thì tỉ lệ sáp không cao.

Thực tế trồng dừa sáp tại huyện Cầu Kè hay một số địa phương khác mỗi cây cũng chỉ đạt từ 10-20% dừa sáp. Vậy nhưng, nếu trồng theo quy trình, chăm sóc đúng kỹ thuật cây sẽ cho tỉ lệ trái sáp cao. Ông An cho biết, từ 3.000 cây giống chỉ cần trồng sau 4-5 năm sẽ cho từ 15-20 trái dừa sáp/cây/năm. Từ năm thứ 10 trở đi năng suất cho từ 80-100 trái dừa sáp/cây/năm.


Vườn lan giống của cơ sở ông An

Trao đổi với PV NNVN, ông Nguyễn Văn Minh, Phó Chủ tịch Hiệp hội dừa VN cho biết: Ở ta mới chỉ có một đơn vị duy nhất là Viện Nghiên cứu dầu & cây có dầu nghiên cứu giống dừa sáp từ cấy mô, đang trồng khảo nghiệm tại huyện Trảng Bàng (Tây Ninh). Và cơ sở của ông An nghiên cứu khảo nghiệm giống dừa sáp bằng công nghệ cao, góp phần làm phong phú giống dừa VN, tận dụng khai thác tối đa nguồn tài nguyên di truyền cây dừa.

Theo nongnghiep.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 129

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 125


Hôm nayHôm nay : 36728

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 379406

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60701363