Che phủ nilon cho mạ là biện pháp tốt nhất để bảo vệ diện tích mạ xuân khi có rét đậm, rét hại.
1. Giống- Trà Xuân trung: Xi23, NX30, P6....
- Trà Xuân muộn:
+ Lúa thuần: RVT, HT1, N98, VTNA2....
+ Lúa lai: TH3-3, Syn6, Nhị ưu 838.....
2. Thời vụ gieo mạ:- Trà Xuân trung: 15 - 30/12/2012
- Trà Xuân muộn: 10 - 30/01/2013
(Tùy theo thời gian sinh trưởng của giống để bố trí lịch gieo mạ phù hợp, theo lịch thời vụ trong Đề án sản xuất vụ Xuân năm 2012 của Tỉnh)
3. Kỹ thuật làm mạ * Ngâm ủ giống: - Thóc giống sau khi đã loại bỏ hạt lép, lửng được xử lý bằng nước nóng 54
0C (được pha với tỷ lệ 3 sôi + 2 lạnh) và tiếp tục ngâm cho đến khi hạt hút no nước. Toàn bộ thời gian ngâm hạt giống 48h, cứ ngâm 6 - 8 giờ thay nước 1 lần, sau cùng đãi sạch chua để ủ.
- Quá trình ủ cần kiểm tra nhiệt độ đóng ủ nếu thấy hạt giống khô, cần tưới thêm nước ấm, nếu nóng quá cần đảo đống ủ. Khi hạt giống có rễ dài bằng chiều dài của hạt thóc và mầm có chiều dài bằng ½ hạt thì đem ra gieo.
* Gieo mạ: Yêu cầu gieo chìm mộng.
* Lượng giống gieo và tuổi mạ: - Lượng giống gieo:
+ Đối với mạ dày xúc: 1,2 - 1,3 kg mộng (tương đương 1 kg lúa giống) bắc cho 12 - 15 m
2 đất mạ.
+ Đối với mạ sân: 0,3 - 0,4 kg mộng/m
2 - Đưa ra ruộng cấy: Khi mạ đạt 3 lá trở lên.
* Làm đất: - Đối với mạ dày xúc trên ruộng: đất phải được cày bừa kỹ, sạch cỏ dại, chủ động tưới tiêu; Nên chọn các vùng khuất gió mùa Đông Bắc. Yêu cầu làm tập trung để tiện cho công tác quản lý và chăm sóc. Lên luống rộng 1 - 1,2 m, chiều dài luống tùy ruộng, nên dài từ 8 -10 m (không làm luống quá dài, gió thổi bay hết nilon).
- Đối với mạ sân: Làm mạ trên sân xi măng, sân gạch, trên nền đất cứng. Yêu cầu nơi làm mạ phải khuất gió, đủ ánh sáng, khi làm mạ dùng đất bùn ao hoặc bùn ruộng (không lấy bùn ở những nơi yếm khí, ao tù) trộn đều với các loại phân bón và rải dày từ 2 - 3 cm, tạo thành luống rộng từ 1 - 1,2 m. Khi gieo mạ đập nhẹ cho mộng chìm.
* Phân bón: - Chủ yếu là bón lót trước khi gieo, gồm: Phân hữu cơ hoai mục và lân super.
- Lượng phân bón cho 10 m
2 đất mạ là: Phân chuồng hoai mục 8 - 10 kg + phân lân super 0,3 - 0,4 kg.
- Khi mạ có lá thật, sử dụng các chất kích thích sinh trưởng như Komic, KH,… để tạo điều kiện cho mạ phát triển nhanh.
- Trong điều kiện thời tiết nhiệt độ dưới 15
0C tuyệt đối không được sử dụng phân đạm bón cho mạ.
* Kỹ thuật che phủ nilon cho mạ: - Sử dụng loại nilon trong suốt, kích thước chọn khổ loại 70 - 90 cm, cần 9 - 10 kg nilon cho một sào 500m
2 đất mạ.
- Sau khi bắc mạ xong, dùng tre, nứa cắm các khung ngang, cứ 0,8 - 1,0 m cắm 1 khung, uốn cắm theo dạng mái thuyền (mai rùa) đỉnh cao 40 - 60 cm; sau đó buộc 3 thanh dọc để cố định và tạo thành khung vững chắc.
- Rọc nilon và phủ lên khung vừa tạo, phủ kín hết mặt luống, đắp đất bùn đè lên nilon ở 2 mép luống và 2 đầu luống để cố định chặt nilon nhằm tránh gió thổi bay, nước tràn vào, chim chuột gây hại.
* Chăm sóc mạ: - Trong điều kiện nhiệt độ ngoài trời dưới 15
0C không được mở nilon. Khi thời tiết ấm trên 20
0C và mạ đã có lá thật, tiến hành luyện mạ bằng cách mở nilon ở 2 đầu luống để mạ từng bước thích ứng với điều kiện thời tiết. Nếu thời tiết lạnh, tiếp tục che kín trở lại hoặc ngày mở, đêm che luống mạ.
- Khi thời tiết ấm hoàn toàn và mạ đã đạt trên 2 lá, trước khi cấy 3 - 5 ngày tiến hành mở từ từ toàn bộ nilon che phủ.
- Tưới nước cho mạ: Trong suốt quá trình mạ phát triển trên ruộng hoặc trên nền đất cứng, mạ sân luống mạ phải thường xuyên đủ ẩm. Không để cho tình trạng ruộng mạ ngập úng hoặc khô cạn.
- Phòng trừ sâu bệnh: Thường xuyên kiểm tra các đối tượng sâu bệnh để có biện pháp xử lý kịp thời. Cần đề phòng 2 đối tượng là bọ trĩ và dòi đục nõn.
(Nếu mạ sinh trưởng kém và thời tiết ấm, nhiệt độ ổn định trên 15
0C trước khi cấy 5 - 7 ngày có thể dùng 60 - 80 gam urê hoà với nước để tưới cho 10 m
2 mạ giúp cho mạ sinh trưởng tốt hơn)./.
Thanh Duyên
Chi cục Bảo vệ thực vật - Trồng trọt