10:49 EST Thứ sáu, 10/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nghiên cứu cây trồng tiến hóa: thực vật bản ngã (cái tôi) cho năng suất thấp hơn

Thứ hai - 09/10/2017 23:26
Các nhà sinh học tiến hóa đang kêu gọi thay đổi kiểu chọn tạo giống thực vật thông thường, dựa trên việc lựa chọn cây trồng phù hợp nhất để tạo ra giống mới. Những kết quả nghiên cứu mới chỉ ra rằng khả năng cây trồng kém cạnh tranh và phản ứng tùy theo lợi ích của nhóm có thể là một là một tính năng quan trọng trong nỗ lực gia tăng năng suất cây trồng.

Sự sinh tồn thích hợp nhất là một khái niệm cơ bản trong học thuyết Darwin về sự lựa chọn tự nhiên mà hướng đến sự tiến hóa.

Tuy nhiên, khi đề cập đến nông nghiệp và chọn tạo giống thực vật, những đặc điểm tạo nên một cây trồng cá thể là một đối thủ cạnh tranh mạnh và tăng khả năng thích ứng của nó như một cá thể là không cần thiết có cùng những đặc tính giống nhau mà làm gia tăng tổng năng suất của một nhóm cây trồng trên đồng ruộng.

Những điều này là những kết quả trong một nghiên cứu mới của Đại học Copenhagen vừa xuất bản trên tạp chí Ecology. Jacob Weiner, Giáo sư về Sinh thái học Thực vật, người chịu trách nhiệm về nghiên cứu mới trong lĩnh vực Sinh thái Nông nghiệp Tiến hóa hay như nó còn được biết đến “Nông nghiệp Darwin”.

Cùng với một nhóm nghiên cứu ở Trung Quốc, Jacob Weiner đã trồng 35 giống lúa mỳ khác nhau trên các ô ruộng thí nghiệm ở cả hai dạng độc canh (những nhóm bao gồm một giống lúa mỳ đơn) và dạng đa canh (các nhóm bao gồm các hỗn hợp của tất cả các giống).

Ông giải thích các kết quả đã cho thấy rằng các giống lúa mỳ cạnh tranh chỉ đạt năng suất tầm thường khi chúng được trồng theo các nhóm cùng giống, như là quy phạm trong nông nghiệp.

Ngược lại, các giống kém cạnh tranh cho năng suất cao hơn trong cùng điều kiện. Nếu được thực hiện trong việc chọn giống thực vật, những kết quả này có thể được sử dụng để tăng sản lượng nông nghiệp. Sự năng động của nhóm đã vượt hẳn so với cá nhân đơn thuần Jacob Weiner giải thích rằng các kết quả chỉ ra việc thực hiện quan điểm mới hướng tới trong chọn giống cây trồng

Theo quan điểm các khái niệm về sự lựa chọn nhóm triển vọng này nên ứng dụng trong quá trình phát triển các giống cây trồng mới, thay vì lựa chọn dựa trên sự thích ứng cá thể vì nó thường được thực hiện trong chọn tạo giống cây trồng và nghiên cứu.

 “Cây trồng có thể được so sánh như một đội thể thao. Nếu cứ mỗi cầu thủ được khen thưởng cho việc ghi bàn thì đội bóng sẽ không ghi được nhiều bàn thắng như mong đợi, mà phải tất cả các cầu thủ hợp tác. Như cách này, chúng ta không thể gia tăng năng suất cây trồng bằng cách chọn những cá thể cây thành công nhất cho việc chọn tạo giống”, Jacob Weiner nói.

Một trong những giả thuyết khoa học phía sau nghiên cứu giải thích điều này. Nó dựa trên thực tế là các cây trồng cá thể “ích kỷ” là những đối thủ cạnh tranh tốt nhất, sử dụng rất nhiều nguồn lực để cạnh tranh với nhau và do đó có ít tài nguyên còn sót lại để sản xuất năng suất cao hơn so với các cây kém cạnh tranh hơn.

Cuộc cách mạng chọn giống cây trồng

Theo Jacob Weiner, kết quả sẽ dẫn đến một sự thay đổi trong tư duy tổng quát trong việc tạo ra giống cây trồng ngày nay.

Các nguyên tắc mới nên khuyến khích lựa chọn giống cây trồng mới dựa trên các đặc điểm của việc lựa chọn nhóm, một hiện tượng hiếm khi được quan sát thấy trong tự nhiên.

Việc chọn giống thực vật và đặc biệt là kỹ thuật di truyền nhằm tạo ra cây trồng “tốt hơn”, ví dụ: thực vật có quang hợp hiệu quả hơn hoặc phát triển nhanh hơn. Theo tư duy của tiến hóa, những nỗ lực này gần như không thành công vì sự lựa chọn tự nhiên đã được tối ưu hóa các thuộc tính này trong hàng triệu năm.

Weiner cho biết: “Chúng ta chỉ có thể lựa chọn tốt hơn việc lựa chọn tự nhiên nếu chúng ta cố gắng làm điều gì đó mà sự lựa chọn tự nhiên sẽ không làm, chẳng hạn như tạo ra giống cây không ích kỷ”.

Nguồn: http://iasvn.org

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: cây trồng

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 305


Hôm nayHôm nay : 49779

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 369482

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73416453