23:27 EST Chủ nhật, 26/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Người mạnh dạn ứng dụng công nghệ sinh học nuôi thủy sản ở ao nổi

Thứ năm - 23/08/2018 11:17
Nuôi thả thủy sản trong ao nổi được đánh giá là một phương pháp mới, khắc phục các nhược điểm của ao đất truyền thống. Mặc dù thời gian áp dụng chưa dài nhưng kết quả bước đầu đã khẳng định được nhiều ưu thế nổi trội như không phá vỡ hiện trạng đồng ruộng, giảm chi phí nuôi, hạn chế dịch hại và cho năng suất cao. Không dừng lại ở đó, nhiều hộ nuôi thả thủy sản với diện tích lớn còn ứng dụng công nghệ sinh học để nuôi theo hướng bền vững, hạn chế ô nhiễm môi trường.

 

 

Ông Nguyễn Văn Khôi ở thôn Kim Đôi, xã Ngọc Kỳ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương là một điển hình đã mạnh dạn ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi thả thủy sản ở ao nổi. Bắt đầu nuôi thả thủy sản cách đây gần 30 năm. Ban đầu cũng giống như nhiều hộ nuôi thủy sản khác, với 02 mẫu ao ông nuôi cá theo phương pháp truyền thống, sau đó chuyển sang nuôi chuyên canh con rô phi, tuy nhiên hiệu quả mang lại không cao do diện tích nhỏ, dịch bệnh nhiều, giá thành bấp bênh. Bởi vậy cách đây 8 năm, ông đã mạnh dạn đầu tư thêm diện tích kết hợp cải tạo khu đồng trũng để xây dựng trang trại nuôi thả thủy sản tập trung, với diện tích 25 mẫu và nuôi theo phương pháp ao nổi. Đối tượng nuôi trong các ao nổi chủ yếu là cá trắm, trôi, chép và cá rô các loại.

 

Ông Khôi đang giới thiệu về phương pháp nuôi thủy sản trong ao nổi ứng dụng công nghệ sinh học

 

Không chỉ dừng lại ở phương pháp nuôi thủy sản trong ao nổi, ông Khôi còn nghiên cứu ứng dụng công nghệ sinh học để xử lý môi trường trong quá trình nuôi thả thủy sản, nhằm hạn chế dịch bệnh và khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nước ở ao nuôi nội đồng hiện nay. Để áp dụng công nghệ này ông đã phải đi học hỏi kinh nghiệm ở nhiều nơi trong nước cũng như một số nước trong khu vực như Thái Lan,  Indonesia, Malaysia, ... Theo ông, để áp dụng phương pháp mới này và cho hiệu quả cao cần thiết phải đảm bảo các yếu tố: con giống khỏe, sạch bệnh; xử lý môi trường ô nhiễm bằng cách sử dụng chế phẩm để diệt mầm bệnh có trong ao nuôi một cách an toàn, không gây độc đối với đối tượng nuôi trồng, làm cho môi trường nước ổn định; dinh dưỡng hợp lý. Từ thực tế đó, ông lại bắt tay tìm tòi nguồn con giống tốt và sử dụng công nghệ nano bạc trong xử lý phòng và trị bệnh cho cá.

Do kết hợp giữa kinh nghiệm và khoa học kỹ thuật nên chất lượng cá giống của gia đình ông rất tốt. Cá bột, cá hương sau khi được nhập về đều được ông xử lý trong bể nano trong thời gian 21 ngày; sau đó đưa ra ngoài ao ương chăm sóc khoảng 30 ngày trước khi xuất bán. Tiếng lành đồn xa, hiện tại thị trường cung ứng cá giống của gia đình ông từ Thừa Thiên Huế ngược ra toàn miền Bắc. Đặc biệt con giống chép lai Việt - Thái đã trở thành thương hiệu của gia đình như khả năng kháng bệnh tốt, hình thái đẹp, nuôi sau 10 tháng trọng lượng đạt từ 3, 5 – 4 kg. Mỗi năm gia đình ông xuất bán 300 – 400 vạn chép lai, 100 vạn cá rô và trắm các loại, cùng với 100 nghìn tấn cá thương phẩm. Sau khi trừ chi phí, mỗi năm trang trại cho lãi trên 1 tỷ đồng.

Với hiệu quả từ phương pháp nuôi thủy sản trong ao nổi và ứng dụng công nghệ sinh học, hiện nay nhiều nông dân trên địa bàn tỉnh đã chuyển đổi đất ruộng trũng cấy lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản theo phương pháp này.

Ông Phạm Văn Tình - Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản tỉnh cho biết: Đến nay, toàn tỉnh đã có gần 200 ha ao nổi, trong đó có khoảng 20% diện tích ao nổi ứng dụng công nghệ sinh học trong xử lý nước và môi trường ao nuôi. Việc ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi thả thủy sản đã hạn chế tối đa dịch bệnh phát sinh, đặc biệt là vi sinh vật đơn bào gây bệnh (nấm, vi khuẩn, virus), đảm bảo cho thủy sản được phát triển trong một môi trường thuận lợi nhất, qua đó giảm chi phí quản lý dịch bệnh. Tuy vậy khi xử lý môi trường nước cần phải lựa chọn những dòng sản phẩm sạch, an toàn và quan trọng hơn là không gây ảnh hưởng tiêu cực tới thủy sản, từ đó tạo ra nguồn nước trong ao sạch hơn, cá ăn khỏe hơn nên có thể nuôi với mật độ dày hơn. Và để tiếp tục nhân rộng các mô hình nuôi thả thủy sản trên ao nổi ứng dụng công nghệ sinh học, thời gian tới Chi cục Thủy sản đẩy mạnh công tác tuyên truyền và chuyển giao công nghệ cho các hộ nuôi trên địa bàn tỉnh.

Theo Nguyễn Quang Toan/khuyennonvn.gov.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 651

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 649


Hôm nayHôm nay : 61745

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1479843

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74526814