08:20 EST Chủ nhật, 17/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phương pháp sử dụng thuốc trong chăn nuôi

Thứ năm - 14/01/2016 04:14
Thuốc phòng và trị bệnh cho vật nuôi lâu nay được nhiều người dân sử dụng tự phát, không đúng quy định, ít nhiều gây mất an toàn thực phẩm và giảm hiệu quả.

Còn nhiều bất cập

Hầu hết thời gian trong vụ nuôi đều có khả năng xảy ra dịch bệnh, nhất là một số bệnh truyền nhiễm; nếu không chữa trị kịp thời thì tỷ lệ chết rất cao. Cùng đó, việc dùng thuốc không đúng cách không chỉ ảnh hưởng tới kết quả điều trị mà còn tồn dư thuốc, hóa chất, gây mất an toàn thực phẩm.

Đặc biệt, việc dùng kháng sinh của hầu hết các hộ nuôi đều theo hướng dẫn của cửa hàng bán thuốc thú y, trong khi họ không hiểu biết hoặc hiểu rất ít về loại thuốc mình dùng. Cùng đó việc hướng dẫn, quản lý, sử dụng thuốc kháng sinh còn lỏng lẻo, tình trạng dùng thuốc bổ trợ trong chăn nuôi gia súc gia cầm khá tùy tiện. Người dân dùng thuốc hoàn toàn theo kinh nghiệm, không theo khoa học, có hộ dùng với liều lượng gấp 2 - 3 lần so với liều được khuyến cáo, để tồn dư hóa chất, kháng sinh trong sản phẩm chăn nuôi, nguy hại nghiêm trọng cho sức khỏe người tiêu dùng, đồng thời làm giảm hoặc mất hiệu quả của thuốc.

Tiêm phòng cúm gia cầm tại Hậu Giang - Ảnh: Duy Khương

 

Dùng thuốc đúng cách

Trong chăn nuôi thì phòng bệnh là điều kiện cần thiết. Để tăng cường sức đề kháng tự nhiên, cần sử dụng một số chế phẩm sinh học thay thế thuốc kháng sinh trong nuôi gà, lợn...; nâng cao sức đề kháng, gia tăng sự chuyển hóa, hấp thu thức ăn của vật nuôi. Hơn nữa, chế phẩm sinh học sẽ góp phần làm giảm dịch bệnh, tăng chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn và bớt tác động xấu đến môi trường. Định kỳ bổ sung Vitamin C, Vitamin tổng hợp để tăng sức đề kháng cho vật nuôi. Luôn đảm bảo môi trường nuôi được sạch sẽ; theo dõi, điều chỉnh các yếu tố môi trường, hạn chế tối đa tình trạng vật nuôi bị sốc.

Hạn chế việc dùng đi dùng lại một loại kháng sinh và không nên sử dụng thuốc kháng sinh để phòng bệnh cho vật nuôi, vì dễ làm cho vi khuẩn nhờn thuốc. Chỉ dùng thuốc kháng sinh để điều trị bệnh các bệnh do vi khuẩn, sau khi đã xác định rõ mầm bệnh.

Chọn kháng sinh phù hợp với phổ tác dụng. Nếu xác định được vật nuôi nhiễm khuẩn nào thì chọn loại kháng sinh theo phổ hẹp đối với vi khuẩn đó. Dùng đúng liều để đạt được nồng độ mong muốn và ổn định. Không dùng liều tăng dần. Chọn thuốc theo dược động học (hấp thu, phân bố, chuyển hóa, giải trừ) phụ thuộc vào nơi nhiễm khuẩn và tình trạng nhiễm khuẩn của vật chủ.

Danh mục hóa chất kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia súc, gia cầm tại Việt Nam (Ban hành theo Thông tư 28/TT-BNNPTNT)

Chỉ mua thuốc có bao gói còn nguyên, trên bao bì phải có thông tin theo đúng quy định của pháp luật; cần đọc và tìm hiểu kỹ thành phần các hoạt chất có trong thuốc hơn là chỉ chú ý đến tên thương mại của chúng.

Dùng thuốc đúng liều lượng, thời gian, theo hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc khuyến cáo của chuyên gia, bác sỹ thú y. Không dùng thuốc kém chất lượng, hết hạn sử dụng, bảo quản không đúng cách, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Cùng đó, cần bảo quản thuốc nơi khô ráo, thoáng mát, cách biệt với dầu máy, hóa chất độc và thức ăn. Các loại thuốc đã mở bao bì nếu dùng chưa hết phải được bảo quản cẩn thận, tránh bị ẩm làm giảm chất lượng. Đối với một số loại kháng sinh, cần ngừng sử dụng trong một thời gian nhất định trước khi thu hoạch để tránh dư lượng kháng sinh trong sản phẩm chăn nuôi

Trong quá trình điều trị, nên theo dõi tình trạng sức khỏe và hoạt động của vật nuôi để phát hiện ra những điểm bất thường, tác dụng phụ hay tác dụng không mong muốn của thuốc (nếu có, cần hay đổi loại thuốc, tốt nhất là tham vấn cán bộ, bác sĩ thú y).

Tránh dùng những kháng sinh được dùng điều trị bệnh cho người, để hạn chế hiện tượng vi khuẩn kháng thuốc. Sử dụng hóa chất và kháng sinh điều trị bệnh nhiễm khuẩn phải đúng theo hướng dẫn của chuyên môn kỹ thuật, tuyệt đối không dùng sản phẩm có chứa hoạt chất không có trong danh mục được phép, với bất kỳ mục đích nào. Không dùng thuốc, hóa chất đã hết hạn sử dụng hoặc cấm sử dụng.

Nếu có dùng thuốc, hóa chất trong quá trình nuôi thì phải định ngày thu hoạch vật nuôi theo đúng hướng dẫn của cán bộ chuyên môn hoặc của nhà sản xuất, đảm bảo không còn dư lượng của thuốc làm mất vệ sinh an toàn thực phẩm. Không dùng hóa chất, kháng sinh để bảo quản vật nuôi sau khi thu hoạch. Trước khi thu hoạch, cần thực hiện lấy mẫu kiểm tra dư lượng hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng.

Sau khi điều trị bệnh cho vật nuôi, có thể bổ sung vào thức ăn một số loại vitamin, hóa chất có tính ôxy hóa cao để giải độc, ổn định hệ tiêu hóa, hồi phục sức khỏe cho vật nuôi.

>> Các sản phẩm thuốc dùng cho chăn nuôi rất phong phú, đa dạng; vì vậy khi sử dụng cần tuân thủ "nguyên tắc 4 đúng" (đúng thuốc, đúng liều, đúng thời gian, đúng cách), nhằm đạt hiệu quả cao nhất.

 
Theo Nguoichannuoi.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 386

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 385


Hôm nayHôm nay : 42574

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 705100

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70932415