15:33 EDT Thứ hai, 06/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Thành tựu công nghệ trong nuôi trồng thủy sản

Thứ ba - 26/01/2016 21:37
(Thủy sản Việt Nam) - Việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ mới vào nuôi trồng thủy sản ngày càng phổ biến và được ứng dụng rộng rãi. Nhờ ứng dụng các công nghệ này đã tác động một cách tích cực lên ngành thủy sản, tạo ra những giá trị về năng suất, chất lượng sản phẩm.

Công nghệ xử lý nước

Do xu hướng nuôi thâm canh trong thủy sản ngày càng phát triển là nguyên nhân dẫn đến việc ô nhiễm môi trường tăng cao và dịch bệnh bùng phát phức tạp và thường xuyên hơn. Từ đó, nhiều nghiên cứu được thực hiện và các quy trình công nghệ nuôi trồng thủy sản ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật ra đời như: Công nghệ nuôi thủy sản tuần hoàn (RAS), hệ thống nuôi thủy sản Raceway, công nghệ Biofloc, công nghệ Aquaponics, công nghệ nano… Các công nghệ này ngày càng phổ biến và ứng dụng rộng rãi nhằm tăng sản lượng, nâng cao tính an toàn sinh học, hạn chế tối đa sự ảnh hưởng của dịch bệnh. Phát triển nghề nuôi thủy sản ngày một bền vững, thân thiện với môi trường, đảm bảo có những sản phẩm sạch, chất lượng cao.

Ở Việt Nam, quy trình lọc sinh học tuần hoàn được áp dụng phổ biến trong các trại sản xuất giống tôm càng xanh và tôm sú (hiện, có hơn 50 trại tôm giống áp dụng) đặc biệt là các trại giống ở vùng ĐBSCL. Tại Trường Đại học Cần Thơ, các thí nghiệm nuôi cá tra, lóc, trê… bằng hệ thống RAS cũng cho kết quả ban đầu rất khả quan. Về công nghệ Biofloc ở nước ta, nhiều năm trở lại đây đã nằm trong các công trình nghiên cứu cấp ngành, Bộ và mang lại kết quả khả quan như: kết quả ứng dụng Biofloc trong nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng đạt mục tiêu giảm ô nhiễm môi trường, tăng tỷ lệ sống, năng suất và giảm trên 20% hệ số thức ăn của tôm (Nguyễn Thị Thu Hiền và Nguyễn Văn Huấn, 2013); năm 2015, nuôi tôm bằng Biofloc đạt thành công bởi Công ty TNHH SX&TM Trúc Anh tại Bạc Liêu, giúp chuyển hóa protein trong thức ăn lên đến 45 - 50%. Tuy nhiên, việc áp dụng Biofloc vào thực tế vẫn chưa có nhiều mô hình thành công.

Trong nuôi trồng thủy sản, công nghệ nano đang được áp dụng để làm sạch và cải thiện chất lượng nước, tăng sản lượng và tỷ lệ sống của tôm và cá (Huang và cs., 2014). Việt Nam cũng đã có một số đề tài nghiên cứu về công nghệ nano và có một số sản phẩm được thương mại hóa. Tuy nhiên, nghiên cứu và phát triển công nghệ nano trong nông nghiệp nói chung, nuôi trồng thủy sản nói riêng hầu như còn ở giai đoạn sơ khai; đồng thời, đòi hỏi sự hợp tác của nhiều ngành khoa học trong một chương trình quốc gia thì mới thành công và sớm có sản phẩm đưa vào sản xuất.

thành tựu công nghệ trong nuôi trồng thủy sản

Cá tra giống - Ảnh: Lê Hoàng Vũ

 

Công nghệ sinh học di truyền

Con giống là yếu tố luôn giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong nuôi trồng thủy sản. Do đó, công nghệ sinh học di truyền là chìa khóa cho đổi mới trong nuôi trồng thủy sản. Mục tiêu chính tăng hiệu quả sinh sản và cải thiện di truyền ở vật nuôi. Cải thiện giống vật nuôi nội địa là một chiến lược phát triển chăn nuôi bền vững ở các nước đang phát triển. Công nghệ sinh học sinh sản ở thủy sản tạo cơ hội tăng tỷ lệ nuôi trồng và tăng cường quản lý các loài thủy sản nuôi trồng và hạn chế tiềm năng sinh sản của các loài thủy sản biến đổi gen. Trong đó, chủ yếu gồm các công nghệ: Chọn giống, lai giống, chuyển đổi giới tính, kỹ thuật biến đổi gen, biến đổi bộ nhiễm sắc thể.

Theo Bộ NN&PTNT, trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, đã đạt được những thành tựu về công nghệ sinh học trong con giống giai đoạn 2007 - 2014, đó là: Đã đưa vào phát tán và nuôi thương phẩm cá tra chọn giống tăng trưởng nhanh; một dòng cá rô phi đỏ nuôi phát tán và nuôi đánh giá thử nghiệm tại các vùng nước lợ và ngọt; tạo ra giống rô phi lai xa dòng Israel cho hiệu quả tốt. Các đàn tôm sú, tôm thẻ chân trắng chọn giống đã được nuôi ở các vùng địa lý khác nhau cho kết quả tăng trưởng tốt... Các nhiệm vụ nghiên cứu có ứng dụng công nghệ gen được thực hiện trên cá tra, tôm thẻ chân trắng, tôm sú cũng đang được tập trung nghiên cứu và tiếp tục phát triển trong các năm tới.

Lê Cung
http://thuysanvietnam.com.vn/
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: thủy sản

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 161

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 158


Hôm nayHôm nay : 47696

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 347353

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60669310