11:41 EST Thứ sáu, 20/12/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Tôm - lúa, mô hình “nông nghiệp thông minh”

Thứ sáu - 12/10/2012 02:21
Trải rộng trên vùng đất phù sa màu mỡ ĐBSCL, mô hình lúa-tôm đã chứng tỏ hiệu quả, bền vững. Bên cạnh nuôi tôm mang lại giá trị kinh tế cao thì lúa thơm cho hạt gạo ngon cơm đã bắt nhịp thị trường. Tiềm năng cả một vùng lúa-tôm ở bán đảo Cà Mau đang mở rộng trong tầm tay.

 

Các nhà khoa học, cán bộ nông nghiệp và các DN nhận định như vậy tại hội nghị lúa-tôm khu vực ĐBSCL lần thứ 3 do Bộ NN-PTNT phối hợp tỉnh Sóc Trăng vừa tổ chức.

800.000 tấn lúa

Một số cán bộ nông nghiệp địa phương từng theo đuổi mô hình “con tôm ôm cây lúa” thừa nhận: Hồi đó mô hình chưa thành công là do giống lúa bị sâu bệnh, năng suất thấp trong khi lợi nhuận con tôm đang lên như cao trào. Tuy nhiên, sau nhiều năm nuôi tôm bộc lộ rủi ro lớn. Một số người đưa cây lúa trở lại cho thấy môi trường được cải thiện, nuôi tôm tốt hơn.

Đặc biệt từ khi một vài địa phương tìm ra giống lúa mới thích nghi, năng suất cao và phẩm chất gạo ngon cơm, vùng lúa-tôm không ngừng mở rộng. Trong đó, tỉnh Sóc Trăng thành công với mô hình như một điểm sáng nhờ có giống lúa thơm ST.

Âm thầm, bền bỉ SX theo mô hình tôm-lúa, lúc đầu huyện Mỹ Xuyên (Sóc Trăng) từ vài trăm héc ta, đến năm 2009 tăng lên 8.000 ha, đến nay 19.000 ha và lan rộng ra nhiều huyện khác trong tỉnh. Cùng lúc đó, nông dân các tỉnh ven biển Trà Vinh, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang bắt tay với mô hình lúa-tôm bắt đầu có hiệu quả.

Tận dụng lợi thế về điều kiện tự nhiên đất đai, kỹ thuật và giống lúa được thị trường ưa chuộng…, Sóc Trăng hình thành vùng SX lúa-tôm. Trong đó điển hình xây dựng mô hình liên kết đầu tiên, liên minh Gạo Việt - Hoà Lời ở huyện Mỹ Xuyên đạt chứng nhận GlobalGAP với thương hiệu gạo Ngọc Đồng, Ngọc Đỏ do Cty Cổ phần Gentraco xây dựng. Sản phẩm gạo ngon chất lượng cao được bán trong các siêu thị trong nước, giúp các xã viên HTX tôm-lúa Hoà Lời có thu nhập từ 25-30 triệu đồng/ha chỉ từ 1 vụ lúa trên vuông tôm.

Cù lao Long Hoà nằm giữa sông Tiền, thuộc huyện Châu Thành (Trà Vinh) biết phát huy từ lợi thế này và xây dựng thành công chứng nhận gạo hữu cơ cao cấp xuất khẩu. Tương tự tại Cà Mau, gạo hữu cơ trên vùng đất nuôi tôm đã tạo ra sản phẩm đặc trưng gạo Hoa sữa.


Nhiều nông dân đã thành công với mô hình tôm-lúa

PGS.TS Phạm Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt nhận định: “Đây là một vùng có nhiều lợi thế để phát triển sản phẩm chất lượng cao, thoả mãn nhiều tiêu chí nghiêm ngặt để tạo ra hàng hoá cao cấp, giá trị cao, hiệu quả kinh tế lớn và nhiều cơ hội để xây dựng thương hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đặc thù của vùng”.

ĐBSCL có khoảng 480.000 ha nuôi tôm, trong đó có 90% diện tích thuộc về 4 tỉnh thuộc bán đảo Cà Mau (Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau). Khu vực này có hệ thống luân canh tôm-lúa tập trung khoảng 150.000 ha. Nếu tận dụng tốt lợi thế có thể phát triển lên 200.000 ha, mỗi năm đóng góp thêm khoảng 800.000 tấn lúa cho sản lượng lúa toàn vùng.

Đầu tư cho vùng lúa-tôm?

Sản lượng tôm ở bán đảo Cà Mau quyết định đến sản lượng tôm của cả nước và diện tích lúa luân canh trên đất nuôi tôm tương đương với diện tích lúa của một tỉnh lớn ở ĐBSCL. Điều đó cho thấy, hệ thống canh tác tôm-lúa ở ĐBSCL, nhất là bán đảo Cà Mau có tiềm năng rất lớn. Sau hơn 10 năm chuyển dịch cơ cấu SX, vùng bán đảo Cà Mau đã đóng góp cho kim ngạch xuất khẩu hơn 1 tỷ USD/năm. Nhưng vì sao có thêm mô hình tôm-lúa đời sống người dân vẫn chưa phát triển khá lên?

“Nguyên nhân chính, là do nhiều năm qua vùng này ít được chú trọng đầu tư nên trở thành vùng “lõm” về đầu tư cơ sở hạ tầng cũng như KH-CN nông nghiệp. Hệ quả những đợt thiệt hại nặng đã xảy ra như: Năm 2009 Cà Mau thiệt hại trên 8.000 ha lúa do triều cường làm nước mặn xâm nhập. Năm 2008 Kiên Giang nước mặn gây hại 10.000 ha, trong đó có đến 5.000 ha lúa bị mất trắng. Đó là chưa kể đến thiệt hại nặng nề những vụ nuôi tôm từ năm 2011 đến nay”, KS Hồ Quang Cua, Phó GĐ Sở NN-PTNT Sóc Trăng phân tích.

 

Nhắc lại vấn đề này, trước đây vào tháng 7/2010, hội nghị tôm-lúa lần thứ 2 tại Kiên Giang, cán bộ nông nghiệp các tỉnh kiến nghị hai vấn đề lớn: Xây dựng các tiểu vùng đê bao khép kín giúp ngăn mặn, giữ ngọt, ứng phó triều cường và đặc biệt là có chính sách cung cấp giống lúa chịu mặn, có giá trị cao để vừa có năng suất vừa có hiệu quả kinh tế.

Do đó, tại hội nghị lần này đại diện các tỉnh tiếp tục kiến nghị Bộ NN-PTNT có chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ và vừa; nhanh chóng chọn tạo những giống lúa phù hợp điều kiện SX và thị trường tiêu thụ; thành lập quỹ dự trữ và hỗ trợ giống nông dân hàng năm; xây dựng dự án khuyến nông cấp vùng để khuyến cáo các kiến thức về mô hình tôm-lúa đã được các nhà khoa học khuyến cáo.

“Nông nghiệp thông minh”

Theo nhiều cán bộ khuyến nông vùng ĐBSCL, cây lúa hoàn toàn phát triển tốt trên đất nuôi tôm và không hề gặp trở ngại. Qua kiểm chứng có thể thấy từ khi chuyển dịch cơ cấu SX, nghề nuôi tôm xuất hiện, nhưng sau khi nước mặn đưa vào nuôi tôm và chuyển tiếp qua vụ lúa, hệ thống canh tác tôm-lúa vẫn phát triển tươi tốt.

Việc luân canh tôm-lúa không tạo mâu thuẫn trong việc sử dụng nguồn tài nguyên nước. Mùa khô thả nước mặn vào nuôi tôm. Mùa mưa lấy nước ngọt trồng lúa. Hơn nữa, trong mấy năm qua khi những giống lúa thơm đặc sản, giống lúa địa phương được phục tráng kháng sâu bệnh, tạo nên sản phẩm gạo ngon, bán được giá cao.

Mặt khác, hệ thống canh tác tôm-lúa có tính bền vững cao vì ít sử dụng phân, thuốc hoá học, nên ít gây hại đến môi trường tự nhiên, phù hợp với quy trình SX theo GAP; đa dạng được sản phẩm như nuôi tôm nước lợ, tôm càng xanh với lúa, trồng hoa màu trên bờ bao… tăng hiệu quả SX, gia tăng thu nhập nông dân; tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn trong vùng.

Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Bùi Bá Bổng khẳng định: Bộ đã có định hướng phát triển cây lúa luân canh nuôi tôm ở các tỉnh ven biển ĐBSCL trên cơ sở tạo nên sự khác biệt về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm, nhằm tạo nên giá trị SX cao hơn và một thương hiệu mạnh. Vấn đề hiện nay là phải chọn lọc những giống phù hợp nhất, để hình thành nên một vùng SX lúa hoàn toàn khác biệt. Tốt nhất, mỗi tỉnh nên chọn ra một vài giống thích hợp nhất, có chất lượng cao nhất để xây dựng thương hiệu được dễ dàng hơn. Đây mới chính là mô hình “nông nghiệp thông minh” như một số nước phát triển đang thực hiện”.

“Trước mắt cần thí điểm trên diện tích vừa phải mô hình SX lúa hữu cơ. Các giống lúa được khuyến cáo là những giống lúa mùa, trung mùa đặc sản địa phương, các giống lúa thơm thuộc dòng ST của Sóc Trăng, lúa thơm nhẹ, giống chất lượng cao… Ngoài ra, có thể canh tác các giống lúa giàu sắt, vitamin, các khoáng chất”, Thứ trưởng Bùi Bá Bổng chỉ đạo.

+ Ông Trương Thanh Phong, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA):

Chúng ta chưa xây dựng được thương hiệu cho lúa gạo là do chưa có vùng SX tập trung một vài loại giống có chất lượng và ổn định được sản lượng. Do đó, vấn đề hiện nay là quy hoạch bao nhiêu giống là vừa, quy trình SX như thế nào để ổn định được sản lượng và chất lượng để xây dựng thương hiệu.

+ GS.TS Nguyễn Văn Luật, nguyên Viện trưởng Viện lúa ĐBSCL:

Đối với mô hình tôm-lúa, con tôm vẫn là chính, nhưng cây lúa có tác động rất lớn đến hiệu quả của vụ nuôi tôm. Do đó, trong phát triển cần tính đến yếu tố hài hoà lợi ích giữa hai đối tượng cây-con này để đạt được mục tiêu giúp nông dân làm giàu trên chân ruộng lúa.

Theo nongnghiep.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 158

Máy chủ tìm kiếm : 1

Khách viếng thăm : 157


Hôm nayHôm nay : 52209

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 863499

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 72546208