22:42 EDT Thứ ba, 21/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xử lý rơm rạ thành phân hữu cơ

Thứ tư - 10/10/2012 03:58
Công ty cổ phần Sinh học Hà Nội vừa công bố đề tài khoa học nghiên cứu thử nghiệm thành công việc dùng chế phẩm sinh học xử lý rơm rạ thành phân bón hữu cơ (đã được Bộ Khoa học - Công nghệ công nhận và cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích).

 

Theo đó, 1ha lúa sau mỗi vụ thu hoạch cho 6 tấn rơm rạ, nếu đem đốt sẽ mất đi hơn 5,5 triệu đồng. Trong khi cùng khối lượng rơm rạ ấy, nếu đem xử lý bằng chế phẩm sinh học sẽ thu được khoảng 400kg phân hữu cơ.

Cả nước có khoảng 45 triệu tấn rơm rạ, nếu được xử lý đúng cách có thể cho ra hơn 20 triệu tấn phân hữu cơ.

Thạc sĩ Lê Văn Tri - Chủ nhiệm đề tài cho biết, khi ứng dụng loại phân hữu cơ này bón cho cây lúa, ngô, lượng phân hóa học giảm từ 20 - 30%, năng suất cây trồng tăng từ 10 - 15%. Nếu toàn bộ số rơm rạ sau thu hoạch của cả nước (khoảng 45 triệu tấn) được xử lý sẽ đem lại 20 triệu tấn phân hữu cơ. Số tiền người nông dân tiết kiệm được do không phải mua phân hóa học ước tính là gần 11.000 tỷ đồng.

Bên cạnh lợi ích kinh tế đem lại, việc sử dụng các chế phẩm sinh học để xử lý rơm rạ thành phân ủ hữu cơ bón cho cây trồng sẽ tận dụng sản phẩm dư thừa sau thu hoạch nhằm bổ sung phân hữu cơ tại chỗ, tiết kiệm chi phí. Ngoài ra cũng tạo thói quen tốt cho người dân không đốt rơm rạ sau thu hoạch, bảo vệ môi trường, tăng độ phì cho đất và nâng cao năng suất, chất lượng cây trồng.

Quy trình biến rơm rạ thành phân bón hữu cơ được thực hiện thông qua các bước sau: Rơm rạ tươi sau thu hoạch được chất đống với chiều rộng 2m, cứ mỗi lớp 30cm tưới một lượt dung dịch chế phẩm vi sinh Fito-Biomix RR, bổ sung thêm NPK và phân chuồng nếu có. Sau đó, tiến hành ủ bằng cách sử dụng nylon, bạt,… che đậy kín đảm bảo nhiệt độ ủ từ 45 - 500C.

10 - 15 ngày sau tiến hành kiểm tra và đảo trộn để giúp rơm rạ vụn thêm, đảm bảo độ ẩm cũng như nhiệt độ của đống ủ luôn trong mức tối ưu. Nếu phát hiện chỗ nào chưa đảm bảo độ ẩm thì tưới bổ sung thêm để cho nguyên liệu hoại hoàn toàn. Sau 25 - 30 ngày rơm rạ phân hủy tốt thành phân ủ hữu cơ.

Theo nghiên cứu, chất lượng rơm rạ sau 30 ngày ủ với chế phẩm Fito-Biomix RR đã phân hủy tốt, hàm lượng cácbon tổng số giảm, hàm lượng đạm, lân hữu hiệu, mật độ các vi sinh vật đều tăng, vi khuẩn, nấm mốc phát triển tốt. Rơm rạ lúc này đã chuyển sang màu nâu, có thể sử dụng bón ngay cho vụ kế tiếp hoặc bảo quản để sử dụng cho vụ sau.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 334

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 331


Hôm nayHôm nay : 88341

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1226184

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 61548141