13:04 EST Thứ tư, 08/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Triển vọng máy cấy lúa mới trên đồng ruộng

Thứ bảy - 13/04/2013 23:01
Nhằm tiếp tục thực hiện chủ trương cơ giới hóa nông nghiệp, đặc biệt là khâu sản xuất lúa giống. Ngày 10 tháng 4 năm 2013 vừa qua, tại Trại giống An Phong – huyện Thanh Bình, Trung tâm Giống nông nghiệp Đồng Tháp đã phối hợp với Công ty TNHH TM XNK Tấn Hải tổ chức trình diễn máy cấy lúa đẩy tay Kubota SPW48C, Buổi trình diễn đã thu hút được nhiều nông dân sản xuất giỏi và các công ty dịch vụ nông nghiệp trong tỉnh.

Có hai loại máy cấy do hãng Kubota sản xuất trình diễn trong đợt này gồm máy cấy ngồi công suất lớn và máy cấy tay SPW48C,trong đó máy cấy ngồi hiện trong giai đoạn thử nghiệm, riêng đối với máy cấy tay SPW48C dã chính thức bán ra thị trường.

Tại buổi trình diễn bà con nông dân chú ý đến ưu điểm: gọn, nhẹ (cân nặng 160 kg của máy), hoạt động được trong điều kiện nước sâu đến 30 cm và đất không bằng phẳng. So với cấy thủ công, cấy bằng máy bảo đảm hàng và khoảng cách cấy đồng đều, giúp cân đối không khí và ánh sáng mặt trời cho mỗi bụi lúa là yếu tố cần thiết để sản xuất giống lúa chất lượng cao. Bên cạnh đó với tốc độ cấy nhanh, trên 2 ha một ngày và tiết kiệm giống, sử dụng máy cấy giúp cho bà con nông dân giảm được chi phí sản xuất giống khoảng 5 triệu đồng/ha.

Yếu tố quan trọng nhất cho việc cấy bằng máy là khâu làm mạ, mạ phải được chuẩn bị trước từ 13 – 15 ngày, và được chăm sóc nghiêm ngặt bảo đảm độ dày bộ rễ. Theo bà con nông dan, khâu làm mạ cho máy cấy cần rất nhiều kỹ thuật nên các nhà chế tạo máy cần mở lớp tập huấn cho bà con. Bên cạnh đó, thiết kế giữa hai hàng cấy của máy cố định 30 cm là hơi thưa với tập quán sản xuất của bà con nông dân hiện nay.

Hiện nay, mỗi năm ba vụ tỉnh Đồng Tháp sản xuất gần 500.000 ha lúa, để đảm bảo chất lượng và năng suất lúa nhu cầu sử dụng giống nguyên chủng, giống xác nhận là rất lớn. Ước tính diện tích sản xuất giống cần có của tỉnh phải từ 12.000 – 15.000 ha, đây là những diện tích dự tính sẽ sử dụng ưu thế bảo đảm hàng và khoảng cách giúp cân đối không khí, ánh sáng mặt trời trên mặt ruộng tốt hơn so với cấy thủ công. Tuy nhiên, để bà con nông dân làm quen với quy trình sản xuất mạ và thay đổi tập quán sản xuất, nhà sản xuất dự đoán phải từ 2 – 3 năm để đưa máy cấy vào sử dụng đại trà.

Nguồn: Đài PT-TH Đồng Tháp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: nông nghiệp

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 197

Máy chủ tìm kiếm : 2

Khách viếng thăm : 195


Hôm nayHôm nay : 35974

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 266542

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73313513