12:26 EST Thứ tư, 08/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Khoa học công nghệ


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Xuất khẩu máy ép trấu thành củi

Thứ hai - 22/04/2013 04:17
Chúng tôi đến thăm xưởng sản xuất máy ép trấu thành củi của ông Nguyễn Đình Tường (54 tuổi, ở ấp Vĩnh An, xã Bình Giã, huyện Châu Đức, Bà Rịa - Vũng Tàu) lúc ông đang chuẩn bị “vô thùng” hàng mấy chục cỗ máy chuẩn bị xuất khẩu.

 

Ông Tường kể, năm 2002, ông đầu tư cho con trai là Nguyễn Thành Tâm (SN 1980) đi tu nghiệp ở Nhật Bản. Trong thời gian tu nghiệp, anh đã học được quy trình sản xuất củi từ mùn cưa. Sau 3 năm tu nghiệp, trở về nước, thấy nguồn trấu dồi dào sau khi xay lúa, Tâm đề xuất với cha làm máy ép trấu thành củi dựa trên cấu trúc máy ép mùn cưa thành củi của Nhật Bản.

Suốt 3 năm, hai cha con nghiên cứu, chế tạo máy ép trấu thành củi. Cỗ máy đầu tiên ra đời, chỉnh sửa dần, máy cho ra sản phẩm ưng ý, đủ độ nén và mẫu mã đẹp. Đến giờ, máy của cha con ông Tường đã có mặt khắp các thị trường trong Nam, ngoài Bắc và một số nước.

Ông Tường kiểm tra một chiếc máy ép trấu đang được lắp ráp.

“Trung bình mỗi tháng, xưởng xuất bán 20 máy, thị trường chủ yếu là ĐBSCL, và đồng bằng sông Hồng - 2 vựa lúa lớn của cả nước, và đi cả Canada, Lào, Indonesia… Củi thì ngoài bán trong nước còn được xuất qua Hàn Quốc, Đức. Hiện, khách hàng Indonesia đang đặt hàng 50 máy ép củi. Mỗi máy giá 50 triệu đồng, trừ các khoản chi phí, tôi lãi khoảng 10 triệu đồng/chiếc...” - ông Tường cho hay.

Theo đánh giá của các ngành chức năng, máy ép trấu của ông Tường đã giải quyết ô nhiễm môi trường, năng lượng ngày càng khan hiếm, giảm chặt phá rừng để lấy chất đốt. Tàn tro của củi trấu có chứa trên 80% là silic oxyt, sử dụng để cải tạo đất rất tốt…

Với những ưu điểm này, củi trấu được nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước đặt hàng để sử dụng trong lò hơi cho công nghệ nhuộm vải sợi; lò nung gạch cao cấp; lò sấy nông sản, hải sản; lò sưởi ở xứ lạnh… Ông Trần Ngọc Xê-cán bộ Phòng Kinh tế và hạ tầng huyện Châu Đức cho biết: Cơ sở sản xuất máy ép trấu thành củi của ông Tường còn tạo việc làm cho 16 lao động địa phương với mức thu nhập từ 4,5 - 8 triệu đồng/người/tháng.

Máy ép trấu thành củi của ông Tường đã được Cuộc thi Sáng tạo kỹ thuật nhà nông toàn quốc lần thứ IV (2010-2011) của T.Ư Hội NDVN tặng giải Nhất; được Bộ Công Thương bình chọn là Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực phía Nam năm 2012...

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 238

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 235


Hôm nayHôm nay : 35974

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 264748

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 73311719