02:35 EDT Thứ bảy, 27/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Kiến thức kinh tế


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Bến Tre: Xoài tứ quí trên đất giồng cát ven biển

Thứ năm - 30/04/2015 00:55
Đất giồng cát rất phù hợp với sự tăng trưởng của xoài tứ quí nên nông dân ở 2 xã Thạnh Phong và Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú đang mạnh dạn chuyển dần sang loại cây này. Xoài tứ quí không chỉ có giá trị kinh tế khá cao mà còn có thể phục vụ cho nhu cầu của loại hình du lịch cộng đồng đang manh nha tại địa phương này.
Bến Tre: Xoài tứ quí trên đất giồng cát ven biển

Bến Tre: Xoài tứ quí trên đất giồng cát ven biển

Chuyển đổi để tránh “trúng mùa rớt giá”

3 năm qua, kể từ ngày xoài tứ quí cho trái, gia đình ông Bùi Văn Muông, ấp Thạnh Lộc, xã Thạnh Phong, có 9 công đất trồng xoài, đã thu nhập gần 100 triệu đồng/năm. Theo ông Muông, mỗi năm thu hoạch 3 lần, mỗi lần trung bình 1 tấn trái/công đất, chưa kể bán lai rai hàng tháng. Những năm qua, giá thấp nhất cũng được 5 ngàn đồng/kg. Với cây xoài tứ quí, giá cỡ nào cũng có lãi bởi mỗi trái thường đạt trọng lượng 1kg. Trái rất to và ít sâu bệnh, ít công chăm sóc nên trồng dễ mà thu nhập cũng chẳng thua kém gì những loại cây khác.

Ông Võ Văn Được, ở cùng ấp với ông Muông thì quyết định trồng xoài trên diện tích gần 20 công đất bởi vì ông đã ngán cảnh củ sắn, dưa hấu trúng mùa mà bán rẻ như bèo. “Tới mùa trồng dưa, hết dưa trồng sắn, lẩn quẩn mãi mà vẫn không khá lên được. Sau khi trồng xoài, thu nhập khá ổn định, đời sống gia đình ngày càng khá lên” - ông Được vừa nói vừa dẫn chúng tôi dạo vườn xoài đang sai quả được bọc bằng túi vải đỏ, ở giữa khu vườn có “ngôi biệt thự vườn” khang trang rất đẹp.

Từ lâu, cái khó nhất của người nông dân là phải chấp nhận “nợ gối đầu” chờ đến vụ mùa mới có tiền trang trải chi tiêu sinh hoạt. Đây cũng là một trong những nguyên nhân để thương lái lợi dụng ép giá. “Xoài tứ quí có trái quanh năm, dù trái chưa già vẫn hái bán được bất cứ lúc nào. Vậy là có tiền lai rai để chi tiêu sinh hoạt gia đình” - nông dân Trần Văn Hữu, ở ấp Thạnh Lợi, nói với chúng tôi bên 10 công đất trồng xoài của mình.

Ông Nguyễn Văn Tại - Phó Chủ tịch UBND xã Thạnh Phong cho biết: Hiện nay, diện tích trồng xoài đã hơn 40ha trên tổng số 310ha đất nông nghiệp của xã. Bên cạnh việc khuyến cáo bà con chuyển đổi trồng xoài tứ quí, xã cũng đã thành lập tổ hợp tác xoài tứ quí để bà con có đầu ra thuận lợi, cũng như trao đổi kinh nghiệm trong sản xuất. Tuy nhiên, cũng phải cân đối diện tích giữa các cây màu còn lại để đa dạng hóa nông sản tại địa phương. UBND xã đã đề nghị các cơ quan chức năng phối hợp mở các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây xoài để bà con trồng hiệu quả hơn.

Một loại hình hấp dẫn cho du lịch cộng đồng

Ngay cả chúng tôi cũng bất ngờ với ý tưởng của nông dân Võ Văn Hoàng, ở ấp Thạnh Lợi, khi ông mua 450 cây xoài giống về trồng trên 8 công đất của mình, sau khi quyết định lấp bỏ các hồ, nâng bờ nuôi thâm canh tôm thẻ chân trắng. Ông Hoàng nói: “Tôi từng nhiều phen lận đận với con tôm này. Tôi thấy thời tiết nơi đây ngày càng khắc nghiệt, mưa nắng bất thường nên nuôi tôm ngày càng rủi ro, trong khi dự án du lịch cộng đồng ở đây cũng sắp hoàn thành.Tôi dự định sẽ dùng vườn xoài của mình để chào đón khách du lịch ghé thăm, rồi buôn bán kiếm thêm”.

“Cùng với việc nghỉ mát trong rừng dương cặp biển, bắt ba khía, cua, chài tôm cá… thì tham quan vườn xoài, ruộng dưa hấu, cũng là một điểm đến khá hấp dẫn đối với du khách” - bà Trần Thị Thu Nga - Giám đốc Trung tâm Chuyển giao công nghệ, dịch vụ và phát triển cộng đồng nông - ngư nghiệp Việt Nam, đơn vị đang thực hiện dự án phát triển du lịch cộng đồng ở xã Thạnh Phong  nói.

Ông Lâm Văn Tân - Phó Chủ tịch UBND huyện Thạnh Phú cho biết: Trong Nghị quyết của Huyện ủy thực hiện đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp, đối với gần 500ha đất nông nghiệp tại 2 xã Thạnh Phong, Thạnh Hải cũng đã nêu rõ việc khuyến khích, vận động người dân chuyển sang trồng loại cây này; vì đây là loại cây rất phù hợp với thổ nhưỡng tại địa phương, lại có hiệu quả kinh tế khá cao và ổn định trong thời gian dài. Ngoài ra, đối với dự án phát triển du lịch cộng đồng, lồng ghép với dự án “Bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị lịch sử đường Hồ Chí Minh trên biển” rộng 630ha thuộc địa bàn 2 xã này thì vườn xoài, dưa hấu, sắn sẽ là những món “cây nhà lá vườn” đặc sản đối với khách du lịch. Tuy nhiên, thời gian qua, một số hộ dân nuôi tôm biển đã xả thải vô tội vạ gây thiệt hại đến một số diện tích xoài và hoa màu của những hộ xung quanh. Thời gian tới, ngoài việc tích cực tuyên truyền vận động, nếu cần thiết sẽ xử lý hành chính để bà con ý thức hơn khi nuôi tôm biển thâm canh, tránh gây ảnh hưởng đến môi trường; đồng thời sẽ mở thêm một số lớp tập huấn về kỹ năng trồng, chăm sóc xoài tứ quí để bà con có thể đạt được năng suất cao nhất, đời sống người nông dân ngày càng ổn định hơn khi đồng hành cùng cây xoài tứ quí trên đất giồng cát.

Nguồn: Đồng Khởi Điện Tử

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 227

Máy chủ tìm kiếm : 5

Khách viếng thăm : 222


Hôm nayHôm nay : 32273

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1100757

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60109080