06:00 EDT Thứ bảy, 27/04/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Kiến thức kinh tế


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Phối hợp chặt chẽ quản lý nuôi tôm và phòng trị bệnh: Yếu tố quyết định thắng lợi

Chủ nhật - 17/05/2015 09:04
Những tháng đầu năm 2015, hoạt động nuôi tôm nước lợ gặp nhiều khó khăn về thời tiết, dịch bệnh, giá vật tư nông nghiệp tăng, trong khi giá tôm nguyên liệu có xu hướng giảm… Vì vậy, việc quản lý vùng nuôi và phòng trị bệnh cần được ưu tiên hàng đầu để đảm bảo thu lợi nhuận cao nhất.

Tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi nước lợ do Bộ Nông nghiệp và PTNT phối hợp với UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức, nhiều ý kiến cho rằng, cần tập trung nguồn lực để tăng cường công tác quan trắc môi trường phục vụ cho nuôi trồng thủy sản, tăng cường giám sát chủ động vùng nuôi tôm, đồng thời đảm bảo chỉ đạo sản xuất thống nhất, kịp thời.

Dịch bệnh phức tạp

Ngay từ đầu năm, người nuôi tôm tại các tỉnh phía Nam đã phải đối mặt với các khó khăn do thời tiết gây ra như độ mặn xâm nhập sâu vào các sông rạch nội đồng, ngay từ đầu vụ nuôi đã có đợt không khí lạnh xuống tận các tỉnh Nam Bộ, gây mưa trái mùa, phát sinh dịch bệnh, đặc biệt là bệnh đốm trắng. Vật tư đầu vào cho nuôi tôm, giá cả liên tục tăng, chất lượng chưa đảm bảo, gây nhiều khó khăn cho người nuôi, đặc biệt là giá thành sản xuất luôn tăng. Mặt khác, giá tôm chân trắng nguyên liệu các tháng đầu năm giảm, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của người nuôi, ảnh hưởng đến tâm lý sản xuất.

Theo báo cáo của các địa phương, đến nay, hầu hết diện tích tôm thả nuôi gối vụ cuối năm 2014 đã thu hoạch, các tỉnh ĐBSCL đã bắt đầu thả giống cho vụ nuôi tôm năm 2015. Ước tính quý I/2015, các tỉnh ven biển Nam Bộ đã thả nuôi 506.000ha, trong đó tôm sú là 491.000ha, tôm thẻ chân trắng 15.000ha. Các tỉnh ven biển phía Bắc và miền Trung thả giống vào đầu tháng 4, triển khai quan trắc môi trường tại các nguồn nước cấp và khu vực nuôi tập trung, thông báo kết quả quan trắc đến vùng nuôi và người nuôi.

Do thời tiết đã bắt đầu nóng lên, bước vào cao điểm mùa khô nên môi trường ao nuôi dễ biến động do đó diện tích tôm nuôi bị thiệt hại vẫn đang tiếp tục xảy ra. Báo cáo của Cục Thú y cho thấy, tính đến đầu tháng 4, tổng diện tích nuôi tôm nước lợ bị thiệt hại là 2.244,98ha. Trong đó diện tích nuôi bán thâm canh và thâm canh bị thiệt hại 1.082ha; nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến và tôm lúa 1.162ha.

Dịch bệnh đốm trắng trên tôm nuôi diễn biến phức tạp và trên diện rộng, sau đó là bệnh hoại tử gan tụy cấp tính và một số bệnh khác. Cụ thể, bệnh đốm trắng xảy ra tại 93 xã, 34 huyện thuộc 13 tỉnh, thành phố với tổng diện tích 1.329ha, trong đó diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh là 304,83ha; diện tích nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến và tôm lúa là 1.024ha. Bệnh xảy ra trên cả tôm thẻ và tôm sú, tôm có độ tuổi từ 12-160 ngày sau thả nuôi. Tôm sú là đối tượng bị thiệt hại lớn nhất với diện tích 1.091,04ha, chiếm 82,06% tổng diện tích tôm bị bệnh đốm trắng.

Bệnh hoại tử gan tụy cấp xảy ra ở 92 xã, 25 huyện thuộc 10 tỉnh, thành phố với tổng diện tích 306,54ha, trong đó diện tích nuôi thâm canh và bán thâm canh là 305,24ha; còn lại là diện tích nuôi quảng canh, quảng canh cải tiến. Bệnh xảy ra trên cả tôm sú và tôm thẻ chân trắng từ 15-150 ngày sau thả, trong đó thiệt hại chủ yếu trên tôm thẻ chân trắng ( 227,37ha, chiếm 74,17% tổng diện tích nuôi).

Đại diện Cơ quan thú y vùng VI cho biết, thực hiện chương trình giám sát tác nhân gây bệnh đốm trắng và hoại tử gan tụy cấp tại các cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống tại các tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, các nhà khoa học đã có kết luận: Đã phát hiện Vibrio gây bệnh hoại tử gan tụy cấp. Chưa phát hiện virus gây bệnh đốm trắng. Môi trường nước và thức ăn tươi sống (mực, hàu, dời…) là yếu tố nguy cơ mang Vibrio gây bệnh hoại tử gan tụy cấp, trong đó dời có tỷ lệ nhiễm cao nhất.

Đâu là giải pháp?

Để vụ tôm nước lợ năm 2015 thành công, Tổng cục Thủy sản cho rằng, công tác phòng chống dịch bệnh trong nuôi trồng thủy sản mang tính quyết định, do đó cần tập trung nguồn lực để tăng cường công tác quan trắc môi trường phục vụ cho nuôi trồng thủy sản, tăng cường giám sát chủ động vùng nuôi tôm cần thực hiện ngay từ khâu lập kế hoạch thả giống, cải tạo ao đầm trong suốt quá trình nuôi. Đồng thời, đảm bảo chỉ đạo sản xuất thống nhất, kịp thời, không nên cắt đoạn quản lý trong chuỗi giá trị ngành hàng tôm mà cần phối hợp chặt chẽ giữa quản lý hoạt động nuôi tôm và phòng trị bệnh.

Cục Thú y đề xuất Bộ Nông nghiệp và PTNT xem xét, báo cáo Thủ tướng Chính phủ có văn bản chỉ đạo các địa phương nuôi tôm trọng điểm và các bộ, ngành có liên quan tổ chức rà soát, quy hoạch vùng nuôi tôm nước lợ, đầu tư cơ sở hạ tầng và tăng cường hệ thống thú y thủy sản, chế độ chính sách cho cán bộ thú y cấp huyện, xã, thôn, ấp. Trước mắt, để đáp ứng ngay yêu cầu của các nước nhập khẩu tôm, sản phẩm tôm từ Việt Nam, Bộ Nông nghiệp và PTNT cần cấp kinh phí hoặc cho phép Cục Thú y sử dụng kinh phí từ nguồn thu phí, lệ phí để chủ động triển khai giám sát một số bệnh trên tôm; tiến hành nghiên cứu nguyên nhân, cơ chế phát sinh bệnh và các giải pháp phòng trừ một số bệnh đốm trắng, hoại tử gan tụy, vi bào tử trùng…

Về lâu dài, Bộ đề xuất với Chính phủ cho phép xây dựng, phê duyệt và cấp kinh phí triển khai thực hiện Kế hoạch quốc gia giám sát một số dịch bệnh quan trọng trên tôm nuôi nhằm tạo thế chủ động kiểm soát dịch bệnh, đáp ứng yêu cầu về vệ sinh thú y của các nước nhập khẩu thủy sản và sản phẩm thủy sản từ Việt Nam. Các địa phương cần thành lập, kiện toàn Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh các cấp; rà soát lại hệ thống thú y thủy sản từ Chi cục Thú y đến cấp xã; lựa chọn, bổ sung, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ thú y; rà soát điều chỉnh kế hoạch phòng chống dịch bệnh.

Lãnh đạo Cơ quan thú y vùng VI đề nghị Bộ Nông nghiệp và PTNT sớm có quy định về xây dựng và công nhận cơ sở an toàn dịch bệnh đối với cơ sở sản xuất tôm giống; cần có nghiên cứu sâu hơn về nguồn thức ăn tươi sống bị nhiễm Vibrio gây bệnh hoại tử gan tụy cấp và xây dựng quy trình xử lý thức ăn tươi sống trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn cho trại nuôi tôm giống…

Thành Công

Nguồn: kinhtenongthon.com.vn
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 298

Máy chủ tìm kiếm : 16

Khách viếng thăm : 282


Hôm nayHôm nay : 42829

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1111313

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60119636