01:03 EDT Chủ nhật, 05/05/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Kiến thức kinh tế


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Củ, quả tươi phải phân tích nguy cơ dịch hại mới được nhập khẩu

Thứ năm - 18/09/2014 11:25
Theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, một số dạng vật thể muốn được nhập khẩu vào Việt Nam bắt buộc phải phân tích nguy cơ dịch hại gồm cây và các bộ phận còn sống của cây, củ, quả tươi, cỏ và hạt cỏ, sinh vật, thực vật nhập khẩu…
Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn vừa ban hành Thông tư số 30/2014/TT-BNNPTNT về danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật; danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam.

Thông tư nêu rõ, từ 1/1/2015, một số vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải phân tích nguy cơ dịch hại trước khi nhập khẩu vào Việt Nam gồm: Cây và các bộ phận còn sống của cây; Củ, quả tươi; Cỏ và hạt cỏ; Sinh vật có ích sử dụng trong lĩnh vực bảo vệ thực vật; Thực vật nhập khẩu phát hiện đối tượng kiểm dịch thực vật của Việt Nam.

Các vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật khác có nguy cơ cao mang theo đối tượng kiểm dịch thực vật do Cục Bảo vệ thực vật xác định và báo cáo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định.

Các vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật quy định trên được miễn phân tích nguy cơ dịch hại trong trường hợp giống cây trồng phục vụ nghiên cứu khoa học; Sinh vật có ích phục vụ nghiên cứu khoa học.

Thông tư cũng quy định rõ danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật gồm: Cây và các bộ phận còn sống của cây; các loại củ, quả, hạt, hoa, lá, thân, cành, gốc, rễ, vỏ cây; Nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc thực vật; các loại nấm (trừ nấm ở dạng muối, đông lạnh, đóng hộp, nấm men)...

Đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật đã nhập khẩu vào Việt Nam trước ngày 1/1/2015 (ngày Thông tư này có hiệu lực thi hành) mà chưa thực hiện phân tích nguy cơ dịch hại thì cơ quan kiểm dịch thực vật của nước xuất khẩu phải cung cấp thông tin cho Cục Bảo vệ thực vật theo quy định để phân tích nguy cơ dịch hại. Căn cứ vào kết quả phân tích nguy cơ dịch hại, Cục Bảo vệ thực vật bổ sung các biện pháp kiểm dịch thực vật cần thiết để ngăn chặn có hiệu quả các đối tượng kiểm dịch thực vật.

Thùy Trang
Theo chinhphu.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 203

Máy chủ tìm kiếm : 4

Khách viếng thăm : 199


Hôm nayHôm nay : 33223

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 266133

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 60588090