18:25 EST Thứ sáu, 15/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhà nông cần biết » Kiến thức kinh tế


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Kinh nghiệm phòng chống bệnh đốm nâu trên thanh long

Thứ hai - 29/06/2015 20:58
Theo Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Bình Thuận, đến thời điểm này vẫn chưa có thuốc đặc trị loại bệnh đốm nâu trên thanh long. Tuy nhiên, ngành nông nghiệp đã có những kinh nghiệm khá hay và hiệu quả trong quá trình phòng chống bệnh...
ảnh Minh hoạ

ảnh Minh hoạ

Tìm thuốc
 
Cách đây 3 năm, tại các huyện trọng điểm thanh long của tỉnh như Hàm Thuận Bắc, Hàm Thuận Nam và Bắc Bình, bệnh đốm nâu (đốm trắng) cành, quả thanh long xuất hiện, gây hại đã gây ảnh hưởng lớn đến thu nhập của nhiều nông dân trồng thanh long. Diện tích bị nhiễm bệnh đốm nâu cao nhất vào tháng 8 - 9/2014 lên đến 12.870 ha, chiếm 53,1% diện tích thanh long toàn tỉnh. Theo tiến sĩ Hồ Văn Chiến - Giám đốc Trung tâm Bảo vệ thực vật (BVTV) phía Nam, trở ngại trong phòng trừ bệnh này là do bào tử nấm bệnh có thể phát tán theo gió, theo nước, côn trùng... nên việc quản lý bệnh gặp rất nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, tập quán của nông dân kết hợp thuốc bệnh với nhiều loại phân bón lá, kích thích sinh trưởng vào trong bình để phun và chỉ phun lên trái cũng làm giảm hiệu quả của thuốc trừ bệnh này.
 
Từ khi xuất hiện bệnh đốm nâu đến nay, Chi cục BVTV tỉnh đã kết hợp với Trung tâm Kiểm định và Khảo nghiệm thuốc BVTV phía Nam, các công ty phân bón và thuốc BVTV tiến hành hơn 40 khảo nghiệm thuốc BVTV để phòng trừ bệnh đốm nâu (được tiến hành từ cuối năm 2012 đến cuối năm 2014), nhưng đến nay đối với loại bệnh này vẫn chưa có một loại hoạt chất nào, hoặc một loại sản phẩm thuốc nào đặc hiệu. Tuy nhiên trong quá trình khảo nghiệm có quy trình phòng trừ đạt 55 - 65%. Chẳng hạn, kết quả bộ sản phẩm của Công ty cổ phần đầu tư Hợp Trí, Công ty Nông dược HAI có hiệu lực phòng trừ bệnh đốm nâu ở mức trung bình khá... Theo đó, qua phối hợp với Trung tâm BVTV phía Nam và Chi cục BVTV các tỉnh Bình Thuận, Long An, Tiền Giang, Công ty Nông dược HAI đã tiến hành nhiều khảo nghiệm nhằm tìm ra giải pháp quản lý tốt nhất bệnh đốm nâu trên thanh long. Từ đó đưa ra bộ giải pháp HAI - CAL quản lý bệnh đốm trắng trên thanh long. Với quy trình sử dụng bộ giải pháp HAI - CAL (Carbenda Supper 50 SC, Aviso 350 SC, Lipman 80 WP) được Trung tâm BVTV phía Nam và Chi cục BVTV các tỉnh Bình Thuận, Long An, Tiền Giang và bà con nông dân đánh giá khá cao...
 
Những kinh nghiệm
 
Quá trình nghiên cứu và tổng hợp những kết quả khảo nghiệm, kết hợp những mô hình mà Chi cục BVTV tỉnh đã thực hiện cùng Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam và quy trình phòng chống bệnh đốm nâu (sửa đổi) của Cục Bảo vệ thực vật và một số công ty thuốc BVTV.  Đến nay chi cục đã tìm ra được một số loại thuốc BVTV cũng như cách sử dụng, giai đoạn sử dụng để hạn chế được bệnh đốm nâu, mặc dù hiệu lực của các thuốc này chưa đạt được như mong muốn của cơ quan tiến hành thí nghiệm. Nổi bật trong các biện pháp phòng chống bệnh đốm nâu vẫn là biện pháp canh tác. Cụ thể, cần cắt bỏ những cành, quả bị bệnh, thu gom và xử lý tiêu hủy bằng chế phẩm sinh học. Tuyệt đối không bỏ cành, quả bị bệnh lại trong vườn nếu chưa qua xử lý, không vứt bỏ xuống nguồn nước hay các khu vực công cộng khác. Sau khi cắt cành, sử dụng các thuốc  có chứa đồng đỏ để sát khuẩn; có thể sử dụng kết hợp với phun thuốc BVTV. Cắt sạch cỏ dại trong vườn, không để vườn quá rậm rạp tạo nơi tích lũy bào tử nấm và làm tăng ẩm độ trong vườn. Không tưới nước lên tán cây trong mùa mưa (chỉ được tưới vào gốc cây), trong mùa khô được tưới phun lên tán cây; không tưới nước vào chiều tối (vì sẽ tạo điều kiện ẩm độ cho bào tử nấm gây bệnh nảy mầm, gây hại). Không vận chuyển cành, quả bị bệnh từ khu vực có bệnh sang khu vực khác. Không để chồi non trong mùa mưa, nếu có cắt bỏ. Cắt tỉa cành già hợp lý để tạo độ thông thoáng, giảm nơi tích lũy nguồn bệnh và giảm ẩm độ trong vườn; sử dụng giống sạch bệnh để trồng; tuyệt đối không sử dụng cành bị bệnh để trồng, không sản xuất giống ở khu vực thanh long đã nhiễm bệnh...
 
Ngoài ra, nông dân có thể áp dụng các biện pháp hóa học như rắc vôi bột khử trùng trên mặt đất với liều lượng 1 - 1,5 tấn/ha. Thường xuyên kiểm tra vườn, phát hiện bệnh sớm khi mới chớm xuất hiện để phun trừ kịp thời. Mặt khác, tạm thời sử dụng các thuốc chứa hoạt chất gốc đồng, Azoxytrobin + Difenoconazole để phòng trừ bệnh đốm nâu, lượng dùng theo khuyến cáo của nhà sản xuất in trên bao bì...
 
Kiều Hằng (Báo Bình Thuận)
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 345


Hôm nayHôm nay : 53681

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 626590

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 70853905