16:34 EST Thứ sáu, 22/11/2024
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Kiến thức quản lý


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Giảm bớt chi phí bất hợp lý, tăng thu nhập cho người trồng lúa

Thứ năm - 12/09/2013 20:29
Những năm gần đây, có lúc sản lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam vươn lên vị trí dẫn đầu thế giới, nhưng chất lượng còn thấp. Nâng cao chất lượng hạt gạo, nhằm gia tăng giá trị xuất khẩu là việc cần làm ngay để người trực tiếp làm ra hạt gạo khỏi thua thiệt.

Bắt đầu từ hạt giống

Tại Diễn đàn khuyến nông Ú nông nghiệp, chủ đề "Phát triển vùng nguyên liệu lúa xuất khẩu" vừa được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tổ chức tại Kiên Giang, có nhiều ý kiến của các diễn giả cho rằng, để xây dựng thành công thương hiệu gạo Việt Nam trước hết cần phải có bộ giống lúa có chất lượng phù hợp, đồng thời phải đáp ứng từng phân khúc thị trường để quảng bá và tiếp thị. Hiện nay, nhiều nông dân canh tác các giống lúa chất lượng thấp, mau thoái hóa, nhưng cũng không bảo đảm tính ổn định để cung cấp cho thị trường. Vì vậy, để xây dựng thương hiệu cho hạt gạo Việt Nam trong điều kiện như vậy là rất khó. Theo Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam Trương Thanh Phong, để nâng chất lượng gạo xuất khẩu, thời gian tới cùng với các địa phương, Bộ NN&PTNT nên quy hoạch, lựa chọn các giống lúa tốt, phù hợp thị trường để khuyến cáo nông dân gieo sạ. Ðồng thời, hướng đến chọn những giống lúa cho phẩm chất gạo tốt: thơm, mềm, dẻo, hạt dài, có khả năng sinh trưởng tốt, thích ứng với biển đổi khí hậu, đạt năng suất cao đưa vào canh tác trên các cánh đồng lớn.

Ðể giải quyết "bài toán" giống cây trồng, vật nuôi, ngày 25-12-2009, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 2194 "phê duyệt Ðề án phát triển giống cây nông, lâm nghiệp, giống vật nuôi và thủy sản đến năm 2020". Theo đó, tỷ lệ dùng giống xác nhận hoặc tương đương trong sản xuất đối với cây lúa đạt 70% đến 85% và chấm dứt tình trạng các hộ gia đình tự sử dụng thóc thịt làm giống. Nhưng xem ra mục tiêu này rất khó thực hiện, nếu không có sự nỗ lực cao từ các cơ quan chuyên môn được giao nhiệm vụ. Chủ tịch Hiệp hội Thương mại giống cây trồng Việt Nam Ngô Văn Giáo cho biết: Hiện tại lượng hạt giống cấp xác nhận do các đơn vị và cá nhân có đăng ký khai thác ở các tỉnh phía nam chỉ sản xuất ước đạt khoảng 60 nghìn tấn, nhưng tỷ lệ giống xác nhận cung ứng bởi hệ thống chính quy chỉ đáp ứng khoảng 15% nhu cầu giống cho toàn vùng, còn lại lượng giống cấp xác nhận hay gọi là giống tốt là do nông hộ sản xuất. Trong khi đó về chất lượng lúa giống chỉ có 83% số mẫu lúa giống của hệ thống sản xuất lúa giống chính quy đạt tiêu chuẩn lúa giống xác nhận. Số mẫu lúa giống của hệ thống sản xuất giống nông hộ đạt tiêu chuẩn còn thấp hơn, chỉ 26% số mẫu lúa giống đạt tiêu chuẩn. Vì vậy, thực chất chỉ có hơn 18% khối lượng lúa giống gieo sạ hằng năm ở đồng bằng sông Cửu Long (ÐBSCL) đạt tiêu chuẩn chất lượng cấp xác nhận. "Hằng năm, ÐBSCL gieo sạ khoảng 4,1 triệu ha, thì nhu cầu lúa giống khoảng 490 nghìn tấn/năm. Nếu tính thị trường lúa giống xác nhận bằng 30% tổng nhu cầu thì phải cần 147 nghìn tấn/năm, bình quân 11.325 tấn/năm/tỉnh. Hiện tại, chỉ một vài trung tâm ở tỉnh có thể cung ứng từ 3.000 đến 5.000 tấn lúa giống/năm còn lại thấp hơn nhiều, nguyên nhân do thiếu vốn và cơ chế" - ông Giáo lý giải. Trước tình hình thiếu giống lúa xác nhận, điều gai góc nhất là đối với "vựa lúa" ÐBSCL, nơi cung cấp hơn 90% lượng gạo xuất khẩu của cả nước, ngành nông nghiệp cần thực hiện ngay các giải pháp để cải thiện cả khối lượng và chất lượng của lúa giống.

Theo Cục Trồng trọt, để nâng cao chất lượng giống nông hộ thì các câu lạc bộ và hộ nông dân phải được cung cấp giống đạt tiêu chuẩn chất lượng; công tác kiểm nghiệm ngoài đồng và kiểm nghiệm trong phòng cần được hỗ trợ và giám sát bởi cơ quan chuyên môn; ngoài ra nông hộ cần được đầu tư hỗ trợ về trang thiết bị chế biến hạt giống theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm.

Cùng nông dân xuống đồng

Những năm gần đây, tổng sản lượng gạo xuất khẩu ngày một tăng. Tuy nhiên, niềm vui không trọn vẹn, bởi người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo nhưng lại hưởng lợi ít nhất. Ngoài nông dân, thành phần cốt lõi sản xuất ra hạt thóc, cân gạo, việc tiêu thụ lúa, gạo còn có thương lái, "hàng xáo" các nhà máy chà đánh bóng và doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Hiện tại, các hoạt động của các thành phần trên chưa thật sự liên kết, chưa có sự hỗ trợ lẫn nhau một cách có hiệu quả để cùng có lợi, có khi còn "xù" hợp đồng, đội ngũ thu gom đôi khi gian lận trong cân, đong, ép giá nông dân. Có lúc Nhà nước chủ trương doanh nghiệp mua tận gốc, bán tại ngọn để loại bỏ lực lượng hàng xáo, nhưng không hiệu quả do cách điều hành kém.

Ðể khắc phục những tồn tại nêu trên, tại ÐBSCL, Công ty cổ phần Bảo vệ thực vật (CPBVTV) An Giang đã phát triển mô hình sản xuất từ những phong trào "cùng nông dân ra đồng", hình thành một kiểu tổ chức sản xuất và tiêu thụ lúa theo hình thức mới, chính là tiền thân của mô hình "cánh đồng mẫu lớn" đang phát triển rộng rãi hiện nay. Nếu như cuối năm 2011, mô hình cánh đồng mẫu lớn chỉ thực hiện được hơn 7.800 ha thì bước vào vụ đông 2012-2013, diện tích sản xuất theo mô hình này đã tăng lên hơn 76 nghìn ha. Không chỉ thực hiện ở ÐBSCL, mô hình này còn lan tỏa ra một số tỉnh phía bắc và được nông dân, chính quyền địa phương nhiệt liệt hưởng ứng về hiệu quả đem lại. Cách làm của Công ty CPBVTV An Giang: Xây dựng những nhà máy chế biến có công suất lớn, hiện đại, hợp tác liên kết với nông dân hình thành những vùng nguyên liệu ổn định, nhằm bảo đảm đủ nguyên liệu lúa thuần giống cho nhà máy hoạt động, thành lập đội ngũ kỹ sư trẻ cùng nông dân ra đồng. Ðội ngũ này vừa làm công tác khuyến nông hướng dẫn kỹ thuật, chỉ đạo thời vụ, vừa chỉ dẫn nông dân mua vật tư đúng chất lượng, đúng giá, vừa giúp nông hộ thực hiện hợp đồng bao tiêu sản phẩm với doanh nghiệp.

Ông Dương Văn Chín, Công ty CPBVTV An Giang cho biết: "Tổng diện tích gieo trồng trong sáu vụ lúa gần đây mà doanh nghiệp liên kết với nông dân là 23.247 ha, trong đó nhiều nhất là vụ hè thu 2012 là 9.470 ha với 3.299 nông dân tham gia. Chi phí bình quân là 19 triệu đồng/ha; tổng thu đạt 43,56 triệu đồng/ha, với năng suất 6,72 tấn/ha, giá bán 6.462 đồng/kg; lợi nhuận đạt 24,9 triệu đồng ha, chiếm 56%". GS, TS Nguyễn Văn Luật, nguyên Viện trưởng Viện lúa ÐBSCL nhận định: "Bằng hoạt động thực tế của mình, Công ty CPBVTV An Giang đã phác họa một bức tranh hiện thực nền sản xuất lúa hiện đại phù hợp với điều kiện của nước ta - đất ít, người đông. Bức tranh này như một điểm sáng phát ra đúng vào lúc nước ta trở thành nước xuất khẩu gạo số một trên thế giới". Sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu lớn là xu thế tất yếu của sản xuất nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. Chỉ có như vậy mới chủ động tạo lập các vùng nguyên liệu đặc thù, chủ động áp dụng và ứng dụng có hiệu quả, đồng bộ các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong cùng một thời điểm, với quy mô gieo sạ lớn, cắt bỏ bớt những chi phí bất hợp lý trong sản xuất, tăng thu nhập cho người trồng lúa. Sản xuất lúa gạo theo mô hình cánh đồng mẫu lớn sẽ bảo đảm quyền lợi cho người trồng lúa, từ đó sẽ giúp ổn định diện tích và sản lượng lúa gạo phục vụ nội địa và xuất khẩu. Theo PGS, TS Mai Thành Phụng, Trung tâm Khuyến nông quốc gia, nếu tổ chức thành công hình thức sản xuất theo mô hình cánh đồng mẫu lớn, nghĩa là không cần phải thực hiện "tích tụ ruộng đất", không cần phải gom góp sổ đỏ, sổ hồng và cũng không cần "đồn điền đổi thửa". Như vậy, khâu khó khăn nhất trong các bước tổ chức lại sản xuất nông nghiệp theo xu thế mới đã dễ dàng hơn rất nhiều. Tuy nhiên, hiện nay quy trình canh tác cho từng cánh đồng mẫu lớn trong một dự án phải được Sở NN&PTNT các tỉnh xác định là tiên tiến nhất, có lợi cho dân nhiều nhất, phải góp phần bảo vệ môi trường và chính Nhà nước phải đóng vai trò kiểm soát việc thực hiện dự án này.

Theo Nhân dân đện tử

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 236


Hôm nayHôm nay : 57609

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 985514

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 71212829