15:41 EST Thứ sáu, 24/01/2025
CHỦ ĐỀ HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HCM CỦA VP ĐIỂU PHỐI NTM HÀ TĨNH "GƯƠNG MẪU, CHỦ ĐỘNG, TÂM HUYẾT, KHOA HỌC, HIỆU QUẢ"

Menu Hệ thống

Tư vấn chính sách
Văn bản Pháp luật
Văn bản Pháp luật
Điều hành tác nghiệp Hà Tĩnh
Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
Cổng Thông tin Điện tử Hà Tĩnh
Công báo Hà Tĩnh
Báo Nông nghiệp Việt nam
Khuyến nônng Việt Nam
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Tĩnh

TRANG CHỦ » Tin Tức » Nhiều người quan tâm » Kiến thức quản lý


Đối tác chiến lược ngành in bạt quảng cáo

in bạt hiflex - in decal pp - in decal ngoài trời - in băng rôn

Nhân rộng mô hình phù hợp trong bảo vệ, phát triển rừng

Thứ hai - 13/01/2014 07:34
Sau khi rà soát, thống kê lại theo tiêu chí mới, có 13,8 triệu ha rừng phải kiên quyết bảo vệ và phát triển bằng những mô hình, nguồn lực phù hợp.
 
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì cuộc họp của Ban Chỉ đạo - Ảnh: VGP/Nguyên Linh
















Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã nhấn mạnh định hướng xuyên suốt này trong nhiệm vụ năm 2014 cũng như các năm tiếp theo tại cuộc họp tổng kết, triển khai kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo Nhà nước về kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng, sáng 13/1.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo, năm 2013, công tác quản lý, bảo vệ rừng năm 2013 có nhiều chuyển biến tích cực trên tất cả các mặt bảo vệ rừng; phòng cháy, chữa cháy rừng; mua bán, vận chuyển và chế biến lâm sản; quản lý động vật hoang dã; chuyển đổi mục đích sử dụng rừng…

Về  quản lý, việc khoán bảo vệ rừng đạt 4,26 triệu ha, vượt 75% kế hoạch, tăng 25% so với năm 2012. Về phát triển rừng, cả nước trồng được 227.349 ha rừng tập trung, tăng 15% so với năm 2012. Thu tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng đạt 1.068 tỷ đồng; 18 tỉnh đã trồng rừng, phê duyệt phương án trồng rừng thay thế với tổng diện tích 9.118,6 ha.

Trong năm qua, cả nước đã phát hiện 25.776 vụ vi phạm lâm luật, giảm 11%, trong đó xử lý, phạt hành chính 21.919 vụ, khởi tố hình sự 277 vụ. Các cơ  quan chức năng cũng đã phát hiện 2.071 vụ phá rừng trái phép (giảm 39%); diện tịch bị phá trái phép là 694 ha, giảm 471 ha (40%); phát hiện, xử lý 14.248 vụ mua bán, vận chuyển và chế biến gỗ, lâm sản trái pháp luật, giảm 7%; xử lý 563 vụ vi phạm quy định quản lý động vật hoang dã, giảm 390 vụ so với năm trước.

Ban Chỉ đạo đánh giá, công tác bảo vệ rừng tuy có nhiều chuyển biến nhưng vẫn diễn ra phức tạp ở một số điểm nóng. Nhiều địa phương vẫn để tình trạng mất rừng do phá rừng, khai thác gỗ và chuyển đổi mục đích sử  dụng rừng.

Đặc biệt, tình trạng phá rừng trái pháp luật và buôn lậu gỗ nghiến qua biên giới diễn biến phức tạp ở 3 tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn, Lạng Sơn.

Việc xử lý, giải quyết các vụ vi phạm pháp luật còn chậm, số vụ phải xử lý hình sự đưa ra xét xử mới chỉ chiếm 14% tổng số vụ vi phạm. Kết quả trồng rừng chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra, chất lượng rừng chưa được cải thiện rõ nét…

Về kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng năm 2014, Ban Chỉ đạo đề ra 9 giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu tiếp tục quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng hiệu quả, bền vững diện tích rừng hiện có và quỹ đất được quy hoạch cho phát triển lâm nghiệp để tăng độ che phủ rừng lên 41,5%.

Kiên quyết giữ diện tích rừng hiện có

Kết luận cuộc họp, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đánh giá hoạt động của Ban Chỉ đạo trong năm 2013 qua đạt nhiều kết quả đáng khích lệ. Với việc ngay từ đầu năm đã có những chỉ đạo, biện pháp triển khai đến các địa phương về việc quan tâm hoàn thiện tổ chức chuyên môn trong bảo vệ, phát triển rừng, sử dụng đúng mục đích, không dùng vốn bảo vệ phát triển rừng vào công tác XDCB…, nhìn chung, các chỉ tiêu đều có sự chuyển biến mạnh mẽ, nhất là tăng diện tích khoán bảo vệ, giảm mạnh số vụ cháy rừng, số vụ vi phạm lâm luật, thu tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng đạt bước tiến mới…

Bên cạnh đó, Phó Thủ tướng cũng chỉ ra những vấn đề còn tồn tại trong công tác phát triển bảo vệ rừng hiện nay, đặc biệt là vẫn còn tồn tại những “điểm nóng” dai dẳng về việc khai thác lâm sản trái phép.

“Đợt bay thị sát rừng Tây Nguyên vừa qua dễ dàng phát hiện nhiều cơ sở chế biến, xưởng cưa nằm ngay giữa rừng. Hoặc mấy đợt lũ xuống, hàng trăm súc gỗ xẻ lớn trôi đầy xuống hạ du. Gỗ ở đâu ra? Tình trạng này cho thấy vẫn còn rất “nóng” trong khai thác trái phép”, Phó Thủ tướng nói.

Khẳng định bằng mọi biện pháp không để tồn tại tình trạng này, Phó Thủ tướng nêu rõ, con số 13,8 triệu ha rừng được thống kê lại đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phải kiên quyết bảo vệ và phát triển diện tích này.

Trước hết, về trồng và phát triển rừng, Ban Chỉ đạo, các địa phương tập trung nhân rộng các mô hình trồng gắn với phát triển kinh tế, mạnh dạn áp dụng các dự án công-tư kết hợp đang được khuyến khích hiện nay. Các bộ liên quan có kế hoạch ưu tiên dành nguồn lực thích hợp để hỗ trợ tốt nhất công tác trồng và phát triển rừng.

Đối với diện tích rừng trồng lại do thực hiện các dự án khác, các địa phương phải kiên quyết đưa vào kế hoạch. Nơi nào khó khăn về đất trồng lại thì thực hiện thu tiền để sử dụng trồng chỗ khác.

Trong công tác bảo vệ rừng, Phó Thủ tướng cho biết Chính phủ đang xem xét xây dựng những mô hình lực lượng, trang bị mới, đủ mạnh cho bộ máy kiểm lâm hiện nay. Bên cạnh đó, cũng cần xử lý nghiêm hơn những vi phạm về lâm luật, khai thác gỗ và lâm sản trái phép đã phát hiện. Đặc biệt tại những điểm nóng như Bắc Kạn, Lạng Sơn, Lâm Đồng, Sơn La… trong năm qua.

Trong năm 2014, Phó Thủ tướng lưu ý các thành viên tập trung cho một số nhiệm vụ như chỉ đạo triển khai Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về đề án về rừng tự nhiên; chủ trương của Chính phủ về rừng tự nhiên sản xuất với mục tiêu dừng lại một số năm để phục hồi, nâng cao chất lượng rừng; triển khai Đề án kiện toàn tổ chức, chức năng bộ máy kiểm lâm; tổ chức các đoàn đi kiểm tra, đưa ra giải pháp thúc đẩy việc trồng lại rừng của các dự án; xây dựng, hoàn thiện cơ chế quản lý rừng phòng hộ, rừng ven biển; hợp tác quốc tế về quản lý, bảo vệ phát triển rừng.

Nguyên Linh
Nguồn baodientu.chinhphu.vn


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
Từ khóa: n/a

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Thư viện Hình ảnh



Thăm dò ý kiến

Đánh giá kết quả thực hiện Chương trình NTM nên theo chỉ tiêu nào?

Số xã về đích (đạt 19/19 tiêu chí)?

Tổng số tiêu chí đạt chuẩn?

Tổng mức độ tiến bộ của tất cả các tiêu chí (theo phương pháp chấm điểm)?

Phương án khác?

Thời tiết - Tỷ giá

Thống kê

Đang truy cậpĐang truy cập : 415

Máy chủ tìm kiếm : 3

Khách viếng thăm : 412


Hôm nayHôm nay : 68593

Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 1335724

Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 74382695