Kỳ Lâm là xã miền núi của huyện Kỳ Anh, nơi có nhiều tiềm năng thế mạnh về đất đai để phát triển chăn nuôi. Từ những tiềm năng đó, ngoài phát triển chăn nuôi bò nái sinh sản, nuôi hươu lấy nhung, chăn nuôi dê... Thời gian gần đây, xã Kỳ Lâm còn đẩy mạnh phát triển chăn nuôi thỏ thương phẩm, đây là hướng đi mới giúp người nông dân nâng cao nguồn thu nhập.
Được thành lập từ tháng 3 năm 2014 nhưng với doanh thu ước đạt 2,5 tỷ đồng/năm, mô hình chăn nuôi bò nhốt vỗ béo của anh Nguyễn Ngọc Tấn ở thôn Tã Tấn xã Kỳ Tân huyện Kỳ Anh đang mở ra hướng đi mới giúp người nông dân vươn lên làm giàu chính đáng.
Đến thời điểm này, số mẫu nông, lâm, thủy sản trên địa bàn qua “test” không phát hiện chất cấm và dư lượng hóa chất vượt ngưỡng cho phép. Nói như vậy, không có nghĩa đã yên tâm hoàn toàn với chất lượng thực phẩm trong nông nghiệp vì nền sản xuất nhỏ lẻ, phân tán vẫn chiếm phần đa trên địa bàn Hà Tĩnh.
Dự án nuôi hươu theo chuỗi giá trị với nhiều lợi thế của Tổng Công ty KS&TM Hà Tĩnh (Mitraco) được kỳ vọng sẽ “làm nên chuyện”. Qua 3 tháng triển khai, dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn nhưng những tín hiệu tích cực cho thấy, trong tương lai gần, lối chăn nuôi truyền thống nhỏ lẻ, manh mún sẽ bị xóa bỏ.
Với việc trồng cây dó bầu trong vườn và áp dụng các phương pháp kích tạo trầm nhân tạo, nông dân không còn phải “ngậm ngải tìm trầm” nơi rừng thẳm. Nhưng nhà nông và các đối tác sẽ thành công hơn khi chọn được phương pháp tạo trầm hiệu quả.
Phát huy tiềm năng lợi thế địa phương, thực hiện chủ trương của tỉnh về phát triển chăn nuôi, nhiều hộ dân ở thôn Long Giang, xã Thạch Khê, huyện Thạch Hà đã lựa chọn con chim cút là đối tượng nuôi để phát triển kinh tế gia đình nhằm xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình.
Dì Phạm Thị Nhơn - Giám đốc HTX Thu mua, chế biến thủy, hải sản Thiên Phú (Thạch Kim - Lộc Hà - Hà Tĩnh) gây ấn tượng với chúng tôi bởi vẻ tảo tần, tất tả và khí sắc mạnh mẽ, mặn mà của người đàn bà miền biển. Đã bước vào tuổi lục tuần, nhưng người phụ nữ ấy vẫn “bày binh, bố trận” cho hoạt động của chục công nhân ở khu cấp đông và nhà máy chế biến bột cá lớn nhất vùng.
Chiều 6/7/2015 tại Bản Rào tre xã Hương Liên, BTV Tỉnh đoàn, Huyện đoàn và Bộ đội Biên Phòng Hà Tĩnh đã tổ chức xuất chuồng lứa lợn đầu tiên của gia đình đoàn viên Hồ Thị Đinh Mai, đến dự chứng kiến có lãnh đạo Ban Dân vận Tỉnh ủy, Đ/c Lê Ngọc Huấn PBT – CT UBND huyện, Ban Dân vận huyện ủy.
“Đối với người nông dân (ND), nói phải đi đôi với làm. Muốn tổ chức thực hiện tốt công tác tuyên truyền vận động, bản thân phải đi trước làm đầu tàu mới tạo được niềm tin với bà con ND" – ông Nguyễn Minh Trí – Chủ tịch Hội ND xã Sơn Trung (huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) chia sẻ.
Mặc dù bị khuyết tật nhưng bằng ý chí, nghị lực của bản thân, anh vẫn luôn cố gắng hết mình với công tác Đoàn, vươn lên trở thành một trong những điển hình làm kinh tế giỏi ở địa phương.
Thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, trong những năm qua phong trào nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau giảm nghèo và làm giàu bền vững do Hội Nông dân phát động được đông đảo hội viên nông dân nhiệt tình hưởng ứng. Xuất hiện ngày càng nhiều mô hình điển hình tiên tiến cho thu nhập trên 1 tỷ đồng/năm. Tiêu biểu trong phong trào đó là hội viên Nguyễn Nhật Tân, thôn Tây Trà xã Hương Trà với mô hình trang trại tổng hợp có diện tích 25 ha trong đó 12 ha trồng cây keo tràm, 13 ha cây ăn quả.
Hợp tác xã thu mua và chế biến thuỷ sản Cửa Nhượng, xã Cẩm Nhượng (Cẩm Xuyên - Hà Tĩnh) được thành lập năm 2010 với 50 thành viên. Từ đó đến nay, hợp tác xã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, quản lý và khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên, góp phần phát triển kinh tế địa phương, giải quyết việc làm cho nhiều lao động, góp phân nâng cao đời sống cho nhân dân trên địa bàn.
Rời quân ngũ trở về quê với hai bàn tay trắng anh Lê Văn Bình ở xã Xuân Mỹ huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) đã mạnh dạn vay vốn lên vùng đất hoang hóa của xã nằm dưới chân núi Hồng Lĩnh đầu tư mở trang trại. Từ đàn gà, ao cá đến nay trang trại của anh có hàng ngàn con lợn, doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm.
Anh Nguyễn Vũ Quang (hội viên nông dân Chi hội 3 xã Sơn Thọ huyện Vũ Quang tỉnh Hà Tĩnh) cho biết, mấy năm trước khi anh đang thực hiện nghĩa vụ quân sự tại huyện Củ Chi (thành phố Hồ Chính Minh), anh được tiếp cận một số trang trại chuyên chăn nuôi dế tại đây.
Tật nguyền từ khi lọt lòng mẹ, hiện là thạc sỹ ngành khoa học cây trồng, ông chủ của vườn ươm cho thu nhập mỗi năm hàng trăm triệu đồng… Đó là vài nét phác họa chân dung chàng trai tật nguyền Trần Kim Việt, 24 tuổi, ở xóm 5, xã Hương Long, Hương Khê, Hà Tĩnh.
Thành công của mô hình đã mang lại hiệu quả kinh tế cao và mở ra triển vọng mới cho phát triển nghề NTTS xen ghép ở Hà Tĩnh.
Nuôi tôm nước ngọt - điều tưởng chừng không thể, nhất là trên vùng đất vốn chẳng được thiên nhiên ưu ái như Hương Khê. Vậy nhưng, với niềm tin, lòng đam mê và quyết tâm áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để chế ngự thiên tai, chàng trai trẻ Lê Đăng Thành đã thực sự làm nên điều kỳ diệu ở lứa tôm đầu tiên...
Nuôi tôm theo hướng thâm canh, nhất là nuôi thâm canh tại vùng trung triều, đang trở thành lựa chọn của nhiều người nuôi ở tỉnh Hà Tĩnh. Đây là xu hướng tất yếu nhằm hạn chế rủi ro, tăng hiệu quả kinh tế.
Nghề rèn, đúc đã gắn với đời sống văn hóa của người dân Trung Lương, thị xã Hồng Lĩnh (Hà Tĩnh) trên 700 năm.
Hàng trăm ha cát bạc màu ven biển Thạch Hà bao đời nay tưởng chỉ bỏ đi, nay trở thành “mỏ vàng lộ thiên” trữ lượng “khủng” từ nuôi tôm thâm canh, trồng rau, củ, quả. Hàng vạn người dân nơi đây đang đứng trước cơ hội làm giàu và không ít người trong số họ đã là tỷ phú…