Sau những thử nghiệm ban đầu, mô hình trồng rau thuỷ canh đang được nhà vườn và nhiều trang trại tại thành phố Đà Lạt (Lâm Đồng) và vùng lân cận áp dụng rộng rãi. Hầu hết mô hình trồng rau thuỷ canh được áp dụng theo công nghệ nước ngoài như công nghệ Israel, Thái Lan, EU… với chi phí đầu tư khá cao nhưng nhiều trang trại vẫn thu về hàng tỷ đồng mỗi năm.
Với diện tích lên đến hơn 100ha, cùng 351 xã viên, mô hình sản xuất rau an toàn tại xã Tráng Việt, huyện Mê Linh, Hà Nội đã mang lại hiệu quả cao cho các hộ nông dân.
Hiện toàn huyện Thanh Chương (Nghệ An) có gần 400 trang trại, gia trại trong đó có 29 trang trại đạt tiêu chí theo thông tư 27 của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
Chịu khó, nhanh nhạy, sáng tạo trong phát triển kinh tế, ông Trần Đình Văn ở xóm Điện Lực, xã Kỳ Sơn, huyện Tân Kỳ đã xây dựng thành công trang trại chăn nuôi tổng hợp cho thu nhập hơn 450 triệu đồng mỗi năm. Đây cũng là hộ đầu tiên của huyện Tân Kỳ đã đưa đà điểu về nuôi và bước đầu đàn vật nuôi phát triển tốt.
Với niềm đam mê trồng nho ngay từ lúc nhỏ và được sự ủng hộ động viên của gia đình, anh Nguyễn Văn Hòa ở thôn Hiệp Hòa, xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) đã gặt hái được nhiều thành công từ việc trồng nho. Nhờ đó, anh đã trở thành nông dân lao động giỏi của địa phương, có của ăn của để.
Khác các thanh niên cùng độ tuổi, học xong đại học, anh Nguyễn Văn Thạch xã Lê Lợi, huyện Kiến Xương trở về quê hương để gắn bó với nghề nông . Vụ đông năm nay cũng là năm khởi đầu cho sự nghiệp của anh trên cánh đồng cùng với cây khoai tây.
Để phát triển chăn nuôi, nông dân Bùi Quang Huỳnh đầu tư loa máy cho lợn nghe nhạc với mục đích giúp lợn hay ăn, dễ ngủ, mang lại hiệu quả cao.
Mô hình chăn nuôi theo hướng VietGAHP tại Yên Thế không chỉ tạo ra các lứa gà đồi đảm bảo chất lượng, an toàn với người tiêu dùng mà còn góp phần đảm bảo cả môi trường chăn nuôi.
Từ nuôi bò hàng hóa, nhiều gia đình ở Thanh Chương (Nghệ An) trở thành tỷ phú. Huyện đặt mục tiêu có khoảng 45.000 con trâu bò hàng hóa vào năm 2020 với sản lượng thịt xuất chồng khoảng trên 2.000 tấn, tỷ trọng thu nhập của chăn nuôi trâu, bò trong nội ngành chăn nuôi chiếm 10-11%.
Là một kỹ sư Bách khoa điện tử nhưng tình yêu với mảnh đất Nam Định, với nông sản quê hương đã giúp anh Tuệ đi theo con đường làm nông nghiệp sạch và sớm gặt hái được thành quả.
Mô hình chuỗi liên kết trong chăn nuôi gà giúp bà con huyện Yên Thế chuyển từ sản xuất nhỏ lẻ, tự phát sang cách tổ chức chăn nuôi tập thể, đạt hiệu quả và năng suất cao hơn.
Mấy năm gần đây, điều kiện môi trường không thuận lợi, thị trường bấp bênh, chi phí đầu tư tăng cao… đã khiến không ít người ham mê nuôi thủy sản chùn bước. Thế nhưng, vẫn có nhiều người “vượt chướng ngại vật” bằng những mô hình nuôi sáng tạo dù đối tượng nuôi không mới.
Nhằm phát huy tiềm năng, lợi thế về đất đai của địa phương, anh Ngô Trí Xuân (1983) ở xóm 5 - Tiến Thành, xã Quỳnh Thắng (Quỳnh Lưu- Nghệ An) trồng cỏ, nuôi bò sữa. Gia trại của anh hiện có 23 con bò sữa, mỗi năm cho thu nhập hơn 500 triệu đồng.
Bằng những kiến thức nông nghiệp tích lũy được sau 5 năm làm việc tại Israel, Hoàng Đức Nhâm (xã Liên Hà, huyện Đông Anh) mang về nước ứng dụng để rồi một tay gây dựng nên khu vườn trồng rau sạch.
Năm 2016 được Sở Khoa học Công nghệ chọn để xây dựng thí điểm mô hình nuôi vịt trời sinh sản, sau khi khảo sát, huyện Anh Sơn đã lựa chọn nuôi thí điểm tại 2 trang trại.
Vượt qua hàng trăm đề tài nghiên cứu khoa học về nông nghiệp, đề tài “Hạt nhân tạo hoa cúc” của nhà khoa học trẻ - ThS. Cao Ðình Dũng (1982) - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu rau, hoa, khoai tây Ðà Lạt đã đoạt giải nhất do Viện Nghiên cứu Nông nghiệp miền Nam trao tặng, bởi giá trị ứng dụng thực tiễn rất cao. Công trình đã đánh dấu một bước tiến mới trong việc nhân giống không chỉ cây hoa cúc mà cho các loài hoa khác ở Ðà Lạt.